Xã hội

Chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng một lần

Tóm tắt:
  • Từ 28/3, giá bán lẻ điện sẽ tăng khi chi phí sản xuất tăng từ 2% trở lên.
  • Thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện tối thiểu là 3 tháng/lần.
  • Giá bán điện bình quân được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện.
  • EVN có trách nhiệm điều chỉnh giá điện theo quy định của Bộ Công Thương.
  • Bộ Công Thương sẽ yêu cầu điều chỉnh giảm giá nếu giá bán lẻ điện bình quân cần giảm.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (28/3).

Theo đó, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Giá bán điện bình quân được cập nhật hàng quý theo chi phí phát điện. 

Giá bán lẻ điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% đến dưới 5%, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến. EVN sẽ quyết định việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân sau khi Bộ Công Thương có ý kiến.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan.

Chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng một lần - 1

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng (Ảnh: EVN).

Trên cơ sở ý kiến góp ý các bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Chính phủ.

Giá bán lẻ điện bình quân sẽ được xác định trên cơ sở chi phí khâu phát điện, mua điện truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống và điều hành giao dịch thị trường điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành quản lý ngành.

Ngoài ra gồm các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của EVN để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư theo kế hoạch được duyệt, trong đó chi phí các khâu có tính đến các khoản giảm trừ giá thành theo quy định.

Nghị định quy định rõ, trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà EVN không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân. 

Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện theo quy định, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán lẻ điện bình quân.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.