Tài chính

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc

Tóm tắt:
  • Ngày 1/4, Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Các sản phẩm thép bị áp thuế bao gồm thép carbon cán phẳng có hàm lượng carbon dưới 0,6%.
  • Mức thuế với doanh nghiệp Trung Quốc lên tới hơn 37,1%, trong khi Hàn Quốc là 13,7% và 15,6%.
  • Hiệp hội Thép Việt Nam đã kiến nghị Bộ Công Thương nhanh chóng kết luận về điều tra giá tôn mạ.
  • Lượng tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, gây áp lực cho ngành thép nội địa cần công cụ bảo vệ thương mại.

Theo đó, các sản phẩm thuộc diện áp thuế bao gồm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn và không cuộn, có hàm lượng carbon dưới 0,6% theo khối lượng, đã được phủ, tráng, mạ hoặc phủ kim loại chống ăn mòn như kẽm, nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt, không phân biệt độ dày và chiều rộng.

Một số sản phẩm không thuộc phạm vi áp thuế gồm: Thép được phủ, mạ hoặc tráng bằng crom hoặc oxit crom; thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm hoặc hợp kim kẽm nhôm magie nếu được phủ thêm lớp crom hoặc oxit crom; thép được phủ, mạ hoặc tráng kẽm bằng phương pháp điện phân và thép không gỉ.

Mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức của Trung Quốc lên tới hơn 37,1%, cụ thể gồm một số doanh nghiệp như Baoshan Iron & Steel, Shanghai Meishan Iron, Baosteel Zhanjiang Iron, Wuhan Iron...

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc ảnh 1

Sản phẩm thép carbon cán phẳng ở dạng cuộn xuất xứ Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá. Ảnh minh họa.

Với doanh nghiệp Hàn Quốc, Hyundai Steel Company bị áp mức thuế 13,7%, và các nhà sản xuất, xuất khẩu khác từ Hàn Quốc phải chịu mức thuế 15,6%.

Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời để phù hợp với mô tả hàng hóa điều tra và các thay đổi khác.

Trước đó, ngày 21/2, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) từ Trung Quốc, với thời gian áp dụng 120 ngày, bắt đầu từ ngày 8/3/2025. Mức thuế trong đợt này dao động từ 19,3 - 27,8%. Động thái này khiến giá HRC trong nước - nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất tôn mạ chịu áp lực, từ đó ảnh hưởng đến chi phí và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép nội địa.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng doanh nghiệp ngành thép đã gửi kiến nghị lên Bộ Công Thương, đề nghị sớm có kết luận về vụ điều tra chống bán phá giá với tôn mạ (vụ AD19).

VSA cho biết, sau khi biện pháp chống bán phá giá đối với tôn mạ (vụ AD02) hết hiệu lực vào năm 2022, lượng tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng đột biến, chiếm hơn 60% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2023. Đây là yếu tố chính gây áp lực lên ngành thép trong nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tái thiết lập công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất nội địa.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

NCB liên tục tăng vốn điều lệ, tạo nền tảng phát triển bền vững

Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Được biết, năm 2025, NCB sẽ tiếp tục tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua.