Khoa học

Úc bắt được tín hiệu radio từ “vật thể không nên tồn tại”

Tóm tắt:
  • Hệ thống kính viễn vọng ASKAP ở Tây Úc đã phát hiện tín hiệu từ một "ngọn hải đăng vũ trụ" gọi là ASKAP J1839-0756.
  • Tín hiệu này được mô tả là mạnh mẽ và lặp lại với chu kỳ 6,5 giờ.
  • Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng nguồn phát là một sao neutron, nhưng giả thuyết này không ổn định.
  • ASKAP J1839-0756 có thể là một loại sao neutron đặc biệt với tính chất khác biệt.
  • Vật thể này đang thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ học.

Viết trên tạp chí khoa học Nature Astronomy, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Sydney (Úc) cho biết nguồn gốc của tín hiệu radio (vô tuyến) lạ mà ASKAP bắt được là một "vật thể không nên tồn tại", được đặt tên là ASKAP J1839-0756.

Tín hiệu radio kỳ lạ ASKAP J1839-0756 được ghi nhận bởi hệ thống kính viễn vọng ASKAP ở Tây Úc - Ảnh: CISRO

Tín hiệu radio kỳ lạ ASKAP J1839-0756 được ghi nhận bởi hệ thống kính viễn vọng ASKAP ở Tây Úc - Ảnh: CISRO

Có thể mô tả ASKAP J1839-0756 như một "ngọn hải đăng vũ trụ", phát ra tín hiệu radio mạnh mẽ và lặp lại một cách chậm rãi, với ít nhất 2 xung cách nhau 6,5 giờ đã được ghi nhận.

Ban đầu, họ tin rằng nguồn phát ra tín hiệu là một sao neutron, tức phần "thây ma" còn lại của một ngôi sao khổng lồ đã sụp đổ.

Sao neutron nhỏ gọn nhưng hoạt động mạnh mẽ và có từ trường khủng khiếp, một số loại cực đoan có thể phát ra những chớp sóng vô tuyến đi xa hàng triệu năm ánh sáng.

ASKAP J1839-0756 có thể là một trong các loại sao neutron cực đoan đó, một loại gọi là sao từ, có từ trường mạnh hơn gấp nhiều lần so với sao neutron thông thường.

Thế nhưng phân tích kỹ hơn, các nhà khoa học nhận thấy giả thuyết này vẫn bất ổn.

"Theo những gì chúng ta biết về sao neutron, ASKAP J1839-0756 thậm chí không hề tồn tại" - các tác giả cho biết.

Sao neutron phát ra xung vô tuyến bằng cách chuyển đổi năng lượng quay của chúng thành bức xạ. Theo thời gian, chúng mất năng lượng và chậm lại.

Nhưng ASKAP J1839-0756 cứ chậm rãi với chu kỳ ổn định 6,5 giờ.

Để thêm phần kỳ quặc, nó được căn chỉnh theo hướng độc đáo với Trái Đất, cho phép chúng ta phát hiện các xung vô tuyến từ cả hai cực từ của nó.

Theo SciTech Daily, các tác giả cho rằng nó có thể là một loại sao neutron đặc biệt, mang những tính chất khác biệt so với các loài sao neutron đã biết.

Tuy nhiên, bất kể ASKAP J1839-0756 là gì, thì rõ ràng là vật thể này đang viết lại quy tắc vũ trụ học.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Home Credit Việt Nam công bố kết quả kinh doanh năm 2024

Tín dụng tiêu dùng là một trong những lĩnh vực được khuyến khích đẩy mạnh vốn để kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là cơ hội để công ty tài chính mở rộng mạng lưới kinh doanh, gia tăng thị phần…