Doanh nhân

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, H'Hen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành "vương miện" từ nhà tuyển dụng?

Hòa vào không khí cơn sốt hoa hậu đang cực kì hot. Cũng như Thùy Tiên đã có một màn ứng xử cực kì xuất sắc để giúp cô mang về vương miện. Thì mình đã nhìn ra được một vài bí quyết trong việc trả lời câu hỏi ứng xử của Thùy Tiên có thể áp dụng vào quá trình tuyển dụng, đồng thời là cả những ứng viên cực kì xuất sắc khác của Việt Nam.

Tất cả những câu trả lời xuất sắc của họ đều tồn tại một điểm đặc biệt nào đó, thông minh nào đó mà bạn có thể áp dụng như một bí kíp khi tham gia các cuộc phỏng vấn, cũng như ứng tuyển vào các công ty. Tất nhiên, bạn không cần là Hoa Hậu mới áp dụng được, đây là những bí quyết sinh viên nên biết!

Cùng mình phân tích xem, những câu trả lời của những nàng hậu nổi tiếng này, có thể áp dụng gì cho quá trình bạn ứng tuyển.

H'Hen Niê 

Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ - Miss Universe 2018

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, HHen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành vương miện từ nhà tuyển dụng? - Ảnh 1.

Bạn là sản phẩm của chính bạn. Hen không phải là một người giỏi Tiếng Anh và thành thạo Tiếng Anh trong thời điểm đó để nói nhiều về bản thân. Thế nhưng tại sao Hen được chọn?

Cũng tương tự như trường hợp của Thùy Tiên. Hen thuyết phục khán giả bằng hành động thực tế. Rõ ràng, để từ một cô gái dân tộc thiểu số để đến được sân khấu Miss Universe thì đó đã là một hành trình rất nỗ lực và không chịu bỏ cuộc của Hen.

Câu trả lời "From nothing, here i am, I can do it, You can do it!" chính là bằng chứng cho giá trị của cô. Rõ ràng khi bạn tham gia ứng tuyển một doanh nghiệp nào đó, đừng vội vàng bỏ qua những thành tích hay chi tiết mà bạn cho là "nhỏ" vì không phải một dự án/ công ty quá nổi tiếng. Bạn được là hôm nay là sản phẩm của chính bạn, hãy tự xem lại xem là ở những vị trí đó, bạn đã làm nó ra sao, thể hiện được điều gì: khả năng tự học? Giải quyết vấn đề? Biết nhìn nhận lại kết quả? Đó mới là những yếu tố quan trọng. Vì thế, đừng bỏ qua những bước nhỏ đầu tiên, miễn nó là những bước đi có GIÁ TRỊ và HÌNH THÀNH NÊN BẠN TỐT HƠN MỖI NGÀY.


Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Hoa hậu Hòa bình Thế giới - Miss Grand International 2021

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, HHen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành vương miện từ nhà tuyển dụng? - Ảnh 2.

Thùy Tiên là một trường hợp điển hình cho việc: Tôi đã làm được gì. 

Khi xem đến câu hỏi cuối cùng của top 2 trước chọn được chủ nhân cho vương miện thì mình đã khá lo lắng khi cô gái Ecuador trả lời xong. Cũng khá là thông minh và có tìm hiểu trước: "....tôi tin tôi hội đủ 3 yếu tố của cô gái đó: Hình thể, Sắc đẹp và Sự thông minh. Tôi chăm chỉ (hard-working) và tôi đã sẵn sàng cho công việc này".

Và đến lượt Thùy Tiên thì cô đã bắn một tràng Tiếng Thái, chiếm phần lớn câu trả lời, mình đã thắc mắc: Không biết cô gái này đã nói gì nhưng fan Thái la hét dữ quá! Sau đó hỏi bạn mình biết tiếng Thái thì mình mới biết là cô nói: "Trước khi đến Thái thi 1 tháng, tôi đã học tiếng Thái. Điều đó chứng tỏ rằng tôi luôn sẵn sàng làm việc, tôi sẵn sàng ở lại Thái một năm ngay lúc này". Mình mới kiểu bừng thức: Trời! Đúng kiểu nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn ứng viên cần.

Bọn mình khi vào phỏng vấn, đã quá quen với việc ứng viên chém là đã học được 1001 khóa học, biết người này người kia, có kiến thức về này về kia,... nhưng đến khi hỏi về case, về thực tế thì bạn giải quyết không được. Rõ ràng, câu trả lời của Thùy Tiên cũng là một yếu tố nhà tuyển dụng cần: KHẢ NĂNG LÀM VIỆC và CHỨNG MINH THỰC TẾ. Rõ ràng, nếu Tiên nói câu đó bằng tiếng Anh cũng không hiệu quả, hoặc nếu cô nói cô sẽ làm cái này làm cái kia thì nó sẽ chỉ là "Sẽ" thôi.

Điều mấu chốt ở đây là: cô đã đem đến 2 bằng chứng lớn nhất cho ý tưởng câu trả lời của cô: cô đang nói tiếng Thái và cô đã học tiếng Thái một khoảng thời gian rất gấp vì cuộc thi. Bổ sung thêm ở câu sau nữa, khi được hỏi là: Hãy kể về hành trình của bạn tại cuộc thi? Tiên đã mở màn câu trả lời rất ấn tượng: "Khi tôi đến đây, tôi không được sự ủng hộ từ nước nhà, nhưng giờ tôi đứng đây là minh chứng cho điều đó. Hãy cứ làm việc, hãy cứ nhớ lý tưởng và mục tiêu của bạn, đừng từ bỏ. Hãy làm việc vì giấc mơ của mình!".

Rõ ràng, Mr. Nawat đã nhắc rất nhiều lần rằng ông tìm một cô gái hard-working và chịu được dự luận (sức nặng của vương miện). Và hai câu trả lời ở phần cuối đó của Tiên là những câu trả lời thực tế nhất và đặc biệt: CÓ BẰNG CHỨNG và CÓ THỂ TIN ĐƯỢC.

Đây chính là những gì một ứng viên có thể học hỏi từ màn ứng xử đêm qua: hiểu người đang tuyển mình là họ cần gì, biết dẫn chứng những gì thực tế nhất và có bằng chứng cho những điều mình nói. Việc có bằng cấp chứng chỉ, việc bạn đọc một cuốn sách, hay bạn từng tham gia một khóa học sẽ không là gì so với việc bạn đã làm nó thế nào!

Một doanh nghiệp khi tìm một ứng viên, họ luôn tìm điều này. Họ tìm một người khi nói thì phải có cái gì đó chứng minh cho những gì họ đã nói. Và bên cạnh đó, họ tìm người làm được việc chứ không phải người giỏi nói hay giỏi lý thuyết. Hãy cho họ những bằng chứng mà mình có, hãy thể hiện khả năng mà mình có. Và cuối cùng, để có thể chuẩn bị cho điều này, bạn đòi hỏi phải có một tinh thần: học để hành thay vì chỉ học vì bằng cấp, thành tích và phải không ngừng trải nghiệm.


Nguyễn Phương Khánh

Hoa hậu Trái đất - Miss Earth 2018

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, HHen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành vương miện từ nhà tuyển dụng? - Ảnh 3.

Câu trả lời của Hoa hậu Trái Đất 2017: "Tôi tin rằng vấn đề lớn nhất không phải là thay đổi khí hậu, mà chính là chúng ta. Điều chúng ta cần làm là phải bắt đầu thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động. Nếu thực hiện trên toàn cầu, một hành động nhỏ có thể tạo ra tác động khổng lồ, giúp cứu ngôi nhà, hành tinh của chúng ta". - Karen Ibasco, đại diện của Philippines.

Đây chính là câu trả lời của cựu ME 2017, đồng thời cũng là hoa hậu đến từ nước chủ nhà. Bạn có thể thấy câu của Phương Khánh gần như được truyền cảm hứng từ câu trả lời của Karen. Nhưng vẫn có ý riêng của mình khi Phương khánh đề cập đến "Thế hệ của chúng ta", tức thế hệ trẻ. Nhưng cô cũng nhấn mạnh đến việc "hành động nhỏ tạo ra tác động lớn".

Vậy, liên quan gì khi đi ứng tuyển? Bạn phải hiểu nơi mình đến ứng tuyển là gì? Công ty nào đang tuyển mình. Hãy hiểu những giá trị cốt lõi, câu chuyện, mục đích, tầm nhìn, văn hóa của họ và khéo léo lồng ghép nó vào câu trả lời của mình. Điều này thể hiện rằng, bạn là một người có tìm hiểu nơi mình đến, đồng thời rất thông minh và khôn khéo khi thể hiện rằng TÔI PHÙ HỢP với vị trí bạn đang ứng tuyển.


Phạm Hồng Thúy Vân

Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2015

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, HHen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành vương miện từ nhà tuyển dụng? - Ảnh 4.

Rõ ràng ở câu hỏi này. Thúy Vân đã rất thông minh khi không chọn một hình mẫu nào, và rất tự tin vào giá trị của chính mình. Mỗi người đều có một giá trị riêng, bạn không cần là ai cả, bạn là chính mình.

Khi đi ứng tuyển các vị trí trong doanh nghiệp, bạn hoàn toàn phải hiểu rằng: MÌNH CŨNG CÓ GIÁ TRỊ RIÊNG. Bạn đừng vô tội vạ áp dụng những "mô hình", "bí kíp" bạn học được vô vàn trên MXH mà quên rằng, bạn cũng có màu sắc và khả năng riêng. Tất nhiên, những tips đó cũng hữu ích, nhưng hãy chọn lọc và đừng bắt chước 100%.

Đồng thời, hãy hiểu năng lực mình ở mức nào, khả năng mình đến đâu, chí cầu tiến mình ở mức nào để có thể tìm và chọn được một công việc phù hợp. Môi trường, văn hóa phù hợp với bản thân, đãi ngộ phù hợp với năng lực,... là những gì hoàn toàn nằm trong quyền lựa chọn của bạn. Hãy mạnh dạn hỏi để biết được những yếu tố đó, một điểm cộng rằng bạn quan tâm đến quyền lợi của mình, chủ động đặt câu hỏi và tìm ra điểm giao nhau giữa bản thân và công ty.


Nguyễn Minh Tú

Top 10 Hoa hậu Siêu quốc gia - Miss Supranational 2018

Học gì từ màn ứng xử xuất sắc của Hoa hậu Thùy Tiên, HHen Niê, Nguyễn Phương Khánh... để giúp ứng viên giành vương miện từ nhà tuyển dụng? - Ảnh 5.

Yếu tố cảm xúc và câu chuyện về trải nghiệm cá nhân chưa bao giờ là thừa thãi khi bạn tham gia phỏng vấn. Nhiều bạn sẽ nói đi phỏng vấn cần ngắn gọn, nhưng mình cho là… Dài dòng cũng không sai nếu bạn dài dòng có chủ đích. Minh Tú là một điển hình, cô chọn cách kể về câu chuyện xuất phát điểm của gia đình để nói về động lực và lý do buộc cô phải chiến thắng cuộc thi này.

Rõ ràng, khi phỏng vấn, bạn có thể nói về một trải nghiệm, một câu chuyện có yếu tố chân thành, chân thực để nói về lí do bạn đến với ngành, hoặc đến với công ty. Một doanh nghiệp, một nhà tuyển dụng bên cạnh việc tìm một người giỏi làm thì họ còn tìm một người nhiệt huyết, đam mê và sẵn sàng chấp nhận gắn bó.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm