- Tại sao HPI thực hiện chiến lược định vị lại thương hiệu?
- Hoàng Phúc đã phát triển trong 30 năm với tệp khách hàng trung thành khá lớn. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn phục vụ, giúp nhiều người cảm thấy tự tin hơn với trang phục từ HPI. Theo đó, đối tượng khách hàng sẽ mở rộng, trải dài từ trẻ em đến người lớn, nam - nữ...
Chúng tôi thực hiện chiến lược điều chỉnh giá để khách hàng có thể sở hữu sản phẩm mang chất lượng quốc tế với giá thành phù hợp với nhiều người Việt. Sản phẩm tại HPI có giá từ 99.000 đến 899.000 đồng tại tất cả các cửa hàng và website. Kế hoạch này đã được chuẩn bị trong hơn ba năm. Từ nay, HPI sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn để triển khai diện rộng.
Với ngành thời trang, hầu hết các thương hiệu trong nước và quốc tế đều gặp áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, Hoàng Phúc coi việc không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng đối với các thương hiệu thời trang do công ty phân phối là áp lực hàng đầu.
- Sự thay đổi này ảnh như thế nào đến Hoàng Phúc International?
- Dịch bệnh đã thay đổi nhiều thứ kể cả hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nhiều nhãn hiệu thời trang cao cấp trên quốc tế cũng phải thay đổi để thích nghi theo. Chúng tôi cũng không ngoại lệ.
HPI đã suy nghĩ rất nhiều về khách hàng sau đại dịch và định hướng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các gia đình Việt. Do đó, chúng tôi phải đưa ra một chiến lược sản phẩm, giá thành mang tính đột phá hơn.
Hoàng Phúc đã thương thảo với các đối tác lâu năm về định hướng này trong một thời gian dài. Tuy có ý kiến trái chiều nhưng kiên định với quyết định của mình để có sự thay đổi thích hợp với thời cuộc hơn.
Hơn 30 năm qua, HPI có tập khách hàng riêng. Chúng tôi hiểu rõ nhu cầu của họ. Trên thế giới mô hình hàng hiệu giá cạnh tranh không hiếm, diễn ra trong nhiều lĩnh vực, từ nội thất đến thời trang. Mô hình kinh doanh của Hoàng Phúc trong thời gian tới cũng tương tự như vậy.
- Sự thay đổi về quy mô chuỗi cửa hàng có ý nghĩa như thế nào đối với HPI?
- Hai năm bùng phát Covid -19 đã tạo ra nhiều biến động trong ngành bán lẻ nói chung, thời trang nói riêng. Chúng tôi dành thời gian đó để rà soát lại các hoạt động kinh doanh, cân nhắc và đầu tư cho các công nghệ cốt lõi, phục vụ nhu cầu tăng trưởng sau dịch.
Ngoài yếu tố dịch bệnh, việc đóng cửa các cửa hàng còn đến từ chiến lược định vị lại mô hình của HPI. Tuy nhiên, các mặt bằng mới sẽ rộng, nhiều tầng hơn. Điều này đến từ việc định vị lại chiến lược sản phẩm. Chúng tôi cung cấp nhiều sản phẩm, phục vụ nhiều đối tượng hơn nên cần một không gian đủ lớn để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách.
Chúng tôi muốn HPI trở thành điểm đến thời trang, thay vì cửa hàng thời trang như trước đây. Tại đây, khách hàng có thể chọn trang phục, phụ kiện cho bản thân và cả gia đình.
- HPI đầu tư vào công nghệ như thế nào?
- Hoàng Phúc định hướng phát triển omni channel (bán hàng đa kênh) giúp khách hàng có trải nghiệm đồng nhất trên kênh online và offline. Chúng tôi đánh giá mảng thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh hơn; khách hàng dần hình thành thói quen sử dụng nền tảng online nhiều hơn, kết hợp với mua sắm trực tiếp. Chúng tôi đã đầu tư vào website và hệ thống nền tảng công nghệ để có thể phục vụ hàng triệu khách hàng.
Bên cạnh đó, HPI cũng áp dụng các chính sách miễn phí vận chuyển và đổi hàng không giới hạn thời gian.