Khi còn nhỏ, Tobias Lütke mắc chứng khó đọc và ADHD (Rối loạn tăng động, giảm chú ý). Cậu là kiểu trẻ con hay giải mã các câu hỏi của giáo viên thay vì đưa ra câu trả lời ngay.
Đến đại học, Tobias đã học được mẹo qua môn bằng cách tham gia tối thiểu số giờ học bắt buộc.
Với sự nổi loạn của mình, chẳng ngạc nhiên gì khi hình mẫu lý tưởng đầu tiên của Tobias là một lập trình viên tên "Jürgen Starr."
Lütke nói: "Anh ấy luôn đến làm việc trên chiếc mô tô BMW và anh ấy để tóc dài, anh ấy cũng không mặc vest như người ta tưởng. Giống như một kẻ nổi loạn hoàn toàn".
Làm thế nào một lập trình viên tốt nghiệp có khuynh hướng nổi loạn lại có thể xây dựng một đế chế trị giá hàng tỷ đô?
Một phần của câu trả lời nằm ở những cuốn sách anh ấy đã đọc, anh ấy đã kể câu chuyện này trong lần xuất hiện trên chương trình Tim Ferriss. Đây là hai cuốn sách hàng đầu hình thành nên hiểu biết của Tobias về kinh doanh.
"Influence" của Robert Cialdini
Nhiều lập trình viên chọn con đường sự nghiệp khi họ được tiếp xúc nhiều với logic học máy tính, chứ không phải chọn theo cảm xúc.
Không có gì ngạc nhiên khi"Influence" của Robert Cialdini là một trong những cuốn sách nền tảng của Tobias với tư cách là một doanh nhân mới chập chững vào nghề. Cuốn sách giải thích khoa học thuyết phục là sự kết hợp giữa năm yếu tố:
1. Sự đáp trả phục vụ nhu cầu muốn trả ơn của con người. Ví dụ, các thành viên Hare Krishna luôn tặng hoa cho người qua đường trước khi xin họ quyên góp -> Khả năng người ta quyên góp sẽ cao hơn.
2. Tính nhất quán đáp ứng nhu cầu "giữ thể diện" trước mặt người khác của con người. Trong xã hội loài người, chúng ta tôn trọng những người không thay đổi lập trường của họ. Vì vậy, ví dụ: nếu bạn xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng tiềm năng bằng cách thực sự hỏi thăm họ, sau này họ sẽ cảm thấy có động lực xem xét đề nghị của bạn - đơn giản vì bạn đã đối xử tốt với họ từ trước.
3. Hiệu ứng lan truyền (Bằng chứng xã hội) là nghề kiếm sống của các doanh nhân. Tất cả các loài động vật phần lớn đã tiến hóa thông qua sự bắt chước - đã từ rất lâu trước khi tư duy rạch ròi của con người được ra đời. Đó là lý do tại sao các chương trình TV hay lồng vào những tiếng cười có sẵn và bartender bỏ một ít tiền vào thùng tiền tip trước khi khách hàng bước vào.
4. Thích là hiệu ứng của chủ nghĩa chân thực xưa "chúng tôi kinh doanh với những người chúng tôi thích." Ở đây, tác giả đề cập đến những sự thật ít mang tính cách mạng, rằng chúng ta thường đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên vẻ ngoài và sự quen thuộc của ai đó đối với chúng ta.
5. Cuối cùng, tác giả nhắc nhở chúng ta rằng thẩm quyền đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh. Làm nổi bật những thứ như chức danh và tiền bạc nghe thì không khả quan với một người logic, nhưng chúng hoạt động ở mức độ tiềm thức. Ví dụ, ai đó được giới thiệu với chức vụ giáo sư nghe có vẻ cao trọng hơn người được giới thiệu là nghiên cứu sinh. Ngoài ra, các tài xế sẽ kiên nhẫn hơn khi trước mặt họ là một chiếc xe đắt tiền, còn nếu chiếc xe cũ kỹ, họ sẽ bấm còi inh ỏi.
Influence cũng có thể được gọi là Humans 101 vì tất cả những điều hay ho mà bạn có thể tìm thấy trong nó. Không có gì ngạc nhiên khi Tobias nhớ Influence là cuốn sách có ảnh hưởng nhất mà anh ấy từng đọc.
Tobias đã trải qua thời niên thiếu của mình với "máy tính, không phải với con người" và vợ anh thường gọi anh là "người nhập cư với tình trạng con người".
Như chính anh nói, Influence là
"… cuốn sách "bẻ cong tâm trí" bạn nhất mà bạn có thể tưởng tượng. Bởi vì về cơ bản, nó cho bạn biết tất cả những cách con người "phạm sai lầm" và dễ bị ảnh hưởng ".
"High Output Management" của Andrew Grove
Tobias cho rằng High Output Management là một cuốn sách hoàn hảo cho những người không phải doanh nhân. Một cuốn sách đơn giản hóa thế giới kinh doanh thành những nguyên tắc cơ bản.
Trong cuốn sách, tác giả so sánh việc trở thành một quản lý với việc trở thành một phục vụ. Là một phục vụ, bạn liên tục phải sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ. Bạn sẽ mang menu cho cặp vợ chồng vừa bước vào hay bạn dọn món trứng luộc đã đợi trong bếp ba phút rồi?
Ông tiếp tục với phép ẩn dụ, đưa ra năm chỉ số hiệu suất chính:
1. Dự báo bán hàng trả lời câu hỏi: bạn mong đợi được phục vụ bao nhiêu khách hàng hôm nay? Điều này có ý nghĩa trực tiếp đến việc quyết định số lượng nhân viên cần thiết và hàng tồn kho để khách hàng hài lòng.
2. Mức tồn kho có vẻ như là một thông số hiển nhiên cần theo dõi nhưng thường bị các nhà quản lý thiếu kinh nghiệm lãng quên. CEO nào không đánh giá mức tồn kho sẽ không thể đáp ứng được các đơn đặt hàng và đó là trải nghiệm khách hàng tồi tệ nhất.
3. Tình trạng của trang thiết bị liên quan đến dụng cụ sản xuất của bạn. Là người phục vụ, bạn đã kiểm tra xem máy nướng bánh mì hôm nay có hoạt động không? Khách hàng sẽ không quan tâm là lỗi của ai. Họ chỉ đơn giản chọn một địa điểm khác vào lần sau.
4. Chỉ số lực lượng lao động rất cần để theo dõi nhân viên. Giống như trách nhiệm của bạn với tư cách người quản lý là đảm bảo máy nướng bánh mì đang hoạt động vậy, bạn cần kiểm tra xem có bất kỳ nhân viên bếp nào của bạn bị ốm hôm nay hay không. Nếu có, bạn sẽ phải tìm người thế khẩn cấp.
5. Các chỉ tiêu chất lượng thường bị các nhà quản lý lãng quên. Khách hàng có thích bữa sáng không? Liệu họ có quay lại lần nữa không? Các công ty không học hỏi sẽ bị phá sản, và Tobias đã học được bài học này mà không cần phải trải qua kinh nghiệm bị phá sản.
Tất cả những điều này có vẻ không quan trọng cho đến khi bạn bắt đầu khởi nghiệp. Khi bạn nhận được một vài đơn đặt hàng, bạn sẽ nhanh chóng gặp phải các vấn đề về quản lý.
High Output Management giải thích các khái niệm kinh doanh cốt lõi bằng các thuật ngữ logic cứng nhắc, điều này sẽ hoàn hảo đối với các kỹ sư muốn đưa sự nghiệp của họ lên một bước xa hơn.
Sau khi đọc cuốn sách, Tobias nghiệm rằng
"… Về cơ bản, việc lập một doanh nghiệp là một bài tập kỹ thuật. Điều đó giúp toàn bộ việc trở thành một CEO ít đáng sợ hơn đối với tôi bởi vì tôi hiểu về kỹ thuật. "
Bạn đọc bao nhiêu cuốn sách không quan trọng, vấn đề nằm ở cuốn sách bạn đọc
Trong trường hợp của Tobias, anh ấy rất giỏi lập trình nhưng thiếu tâm lý và kỹ năng kinh doanh. Thay vì đào sâu kiến thức code của mình, anh ấy chọn đọc về các lĩnh vực cuộc sống mà anh ấy hoàn toàn mù tịt.
Kết quả là sự thành công của Shopify.