Thời sự

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông


Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 1.

Trong khung giờ cao điểm, dòng phương tiện lưu thông dễ dàng theo hướng từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên và ngược lại.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 2.

Cách đây 2 năm, nút giao Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) luôn là "điểm đen" ùn tắc giao thông. Giờ đây, cảnh ùn ứ đã không còn.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 3.

Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trên cầu Vĩnh Tuy 2 vừa khánh thành, phương tiện tham gia giao thông đi một chiều theo hướng từ quận Hai Bà Trưng đi Long Biên.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 4.

Ở chiều ngược lại với cầu Vĩnh Tuy 1, phương tiện tham gia giao thông đi một chiều theo hướng từ quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng và được phân 5 làn xe. Có 4 làn xe cơ giới tốc độ khai thác tối đa 40 km/h, một làn xe hỗn hợp tốc độ khai thác tối đa 30 km/h.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 5.

Trên cầu Vĩnh Tuy mới, ô tô được lưu thông tối đa 60 km/h, xe máy 40 km/h. Nhưng tại cầu Vĩnh Tuy cũ, ôt ô chỉ được lưu thông với tốc độ tối đa 40 km/h, xe máy 30km/h.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 6.

Nguyên nhân là do giải phân cách cách cứng phân chia làn cho ô tô và xe máy mới chỉ có trên cầu Vĩnh Tuy 2.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 7.

Việc đồng nhất về tốc độ lưu thông sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 8.

Tại các lối lên, xuống cầu Vĩnh Tuy (đối diện số nhà 86 Đàm Quang Trung, quận Long Biên), các phương tiện đều lưu thông thuận lợi.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 9.

Việc thông cầu giai đoạn 2 khiến lượng phương tiện di chuyển nhanh hơn, dồn lên các nút giao kế tiếp khiến nút giao Cổ Linh-Đàm Quang Trung (quận Long Biên) đôi lúc ùn ứ nhẹ.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 10.

Trong khi đó, nút giao lên xuống cầu Vĩnh Tuy với đường Minh Khai và đê Nguyễn Khoái có phần thông thoáng hơn.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 11.

Để giải quyết vấn đề trên, UBND TP Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan lên phương án xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 500 - 700 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2024.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 12.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy (gồm Vĩnh Tuy 1 và Vĩnh Tuy 2) có mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu tại Hà Nội, với 8 làn xe hỗn hợp.

Hà Nội: Sau khi hợp nhất hai cầu Vĩnh Tuy, không còn cảnh ùn tắc giao thông - Ảnh 13.

Dự án hoàn thành góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố; giảm tải áp lực cho cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm