Trên một chuyến xe khách, có hai ông bố đã cao tuổi ngồi tâm sự với nhau. Ông bố thứ nhất chia sẻ: "Con trai tôi càng lúc càng không ra gì. Nói chuyện với bố toàn cụt lủn, lúc nào cũng chỉ vòi tiền".
Ông bố thứ hai vội hỏi: "Nói chuyện với mẹ, nó cũng vậy à?". Người kia lắc đầu ngán ngẩm: "Với mẹ, nó còn láo hơn, có khi còn đánh trả. Thật không hiểu sao chúng tôi lại nuôi dạy nên đứa con bất hiếu như vậy".
Muốn con cái lớn lên hiếu thảo, cha mẹ cần nuôi dạy đúng cách, không nên bao bọc, chiều chuộng thái quá. (Ảnh minh họa)
Về vấn đề này, người xưa từng nói "Con cái bất hiếu, cha mẹ cũng cần xem lại mình". Không có vấn đề gì là ngẫu nhiên, việc con cái bất hiếu có thể do phương pháp giáo dục sai lầm của cha mẹ. Nếu cha mẹ cưng chiều, bao bọc thái quá có thể khiến trẻ trở nên ích kỷ, không biết ơn nuôi dạy. Cha mẹ có thể không đòi hỏi con phải trả lại bất cứ thứ gì, nhưng con vẫn phải biết báo ơn. Đây là phẩm chất cơ bản của một con người.
Lòng biết ơn không chỉ dành cho ông bà, cha mẹ mà còn dành cho thầy cô, bạn bè,... Chỉ những đứa trẻ không ích kỷ, biết tri ân thì cuộc sống mới có thể tiến xa hơn được.
Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực Giáo dục trẻ.
Trong một buổi hội thảo, Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục trẻ của Trung Quốc cho hay, để trẻ biết ơn và không ích kỷ thì ngay từ khi trẻ lên 4, lên 5, cha mẹ phải có những quy tắc uốn nắn. Trong đó có quy tắc bàn ăn tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
- Quy tắc bàn ăn
Theo Giáo sự Lý Mai Cẩn, khi trẻ được 4, 5 tuổi và ngồi ăn cùng người lớn thì nên đặt ra một quy tắc. Đó là nếu người lớn chưa đụng đũa thì trẻ cũng chưa được đụng đũa. Cách cư xử này thể hiện sự giáo dục, văn hóa gia đình. Nó cho thấy sự tôn trọng người lớn tuổi.
Tuy chỉ là quy tắc đơn giản nhưng sẽ hình thành cho trẻ thói quen tốt. Trẻ sẽ biết kính trọng người lớn, không vội vã giành ăn món ngon và không có tính ích kỷ.
Trẻ cần học cách chờ người lớn cầm đũa trước rồi mới bắt đầu cầm đũa. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, để con lớn lên hiếu thảo, biết ơn thì cha mẹ cần nhớ kỹ:
- Luôn làm gương cho con
Một người mẹ từng chia sẻ câu chuyện về con trai mình. Khi được mẹ hỏi "Lớn lên con muốn làm nghề gì", cậu bé đã đáp: "Con muốn làm đầu bếp". "Tại sao vậy?", người mẹ tò mò hỏi.
"Vì con muốn nấu những món ngon cho bà và bố mẹ", cậu bé trả lời. Hóa ra vì hàng ngày thấy mẹ luôn cặm cụi nấu những món ngon, dễ ăn cho người bà răng đã yếu nên cậu bé tự nhận thức được và dần hình thành tích cách hiếu thảo, quan tâm người thân, dù mẹ không nhắc về điều đó.
Quả thật, cha mẹ chính là tâm gương cho con cái. Nếu muốn con hiếu thảo, biết ơn thì chính cha mẹ phải làm điều đó trước. Cha mẹ không thể dặn con ngoan ngoãn, hiếu thảo với mình, còn bản thân thì đối xử lạnh nhạt với ông bà. Trẻ nhìn vào ắt sẽ thắc mắc và cảm thấy không phục.
- Đọc sách cho con nghe
Ngoài việc làm gương, cha mẹ cũng có thể đọc cho con nghe các câu chuyện về lòng hiếu thảo của con cái với ông bà, cha mẹ. 4 đến 5 tuổi là thời điểm trẻ thích nghe kể chuyện nhất. Thông qua những câu chuyện, cha mẹ có thể truyền tải thông điệp giáo dục.
Các câu chuyện vừa giúp trẻ tập trung, rèn luyện trí nhớ, tư duy logic, ngôn ngữ, vừa là "những tấm gương" để trẻ học hỏi về đạo đức sống.