Doanh nghiệp

Giải pháp giúp nhà bán hàng vừa và nhỏ chuyển đổi số

Bối cảnh kinh tế khó khăn, người tiêu dùng ngày càng cắt giảm chi tiêu trong khi chi phí đầu vào tăng cao, tiếp cận tín dụng lại khó, đòi hỏi các nhà bán hàng phải tìm cách thay đổi, tối ưu hóa chi phí vận hành. Một trong những phương pháp phổ biến là tiết giảm chi phí nhân sự bằng cách ứng dụng công nghệ.

Chị Chi, chủ một cửa hàng quần áo tại quận 7, TP HCM cho biết, do doanh thu liên tục sụt giảm nên chị phải giảm số lượng nhân viên, đồng thời, tung ra nhiều ưu đãi hơn để giữ chân khách hàng.

"Tuy nhiên việc có chương trình khuyến mãi trong thời điểm ít nhân sự lại khiến dễ xảy ra sai sót trong khâu tính tiền và kiểm kê hàng hóa. Điều này khiến tôi phải tìm hiểu cách sử dụng các phần mềm quản lý để điều hành hiệu quả hơn", chị Chi chia sẻ.

Ngoài ra, yếu tố giữ chân khách hàng bằng cách cải thiện dịch vụ cũng là một điều được các nhà bán hàng quan tâm. Trong đó có việc người tiêu dùng thay đổi thói quen thanh toán từ tiền mặt sang chuyển khoản ngân hàng hoặc quét mã QR, ví điện tử. Do đó, nhà bán hàng cần đa dạng phương thức chấp nhận thanh toán.

Đa dạng phương thức thanh toán giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Ảnh: SmartPay

Đa dạng phương thức thanh toán giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng. Ảnh: SmartPay

Theo anh Hoàng, quản lý tại một quán cà phê tại quận 4, TP HCM, khách hàng ngày nay ưa chuộng thanh toán điện tử.

"Mỗi người chuộng phương thức thanh toán khác nhau. Người muốn chuyển khoản ngân hàng, người thích quẹt thẻ, người thì dùng ví điện tử nên chúng tôi cũng phải cập nhật liên tục", anh nói.

Không chỉ chị Chi, anh Hoàng, đa số nhà bán hàng vừa và nhỏ hiện nay đều nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ và mong muốn tìm được giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được giải pháp phù hợp do vấn đề đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ mới hay các yếu tố liên quan đến lắp đặt và vận hành.

Nhằm giúp các nhà bán hàng vừa và nhỏ bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, ngày 21/4, SmartPay và KAS ký kết hợp tác chiến lược nhằm tích hợp phần mềm bán hàng OPOS của KAS lên thiết bị thông minh SmartPOS. Với lần tích hợp này, ngoài tính năng chấp nhận mọi thanh toán, SmartPOS còn có thể tiếp nhận đơn hàng và quản lý kinh doanh, trở thành giải pháp tất cả trong một dành cho doanh nghiệp.

Đại diện SmartPay và KAS tại buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược. Ảnh: SmartPay

Đại diện SmartPay và KAS tại buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược. Ảnh: SmartPay

Cụ thể, SmartPOS là thiết bị giúp các nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán không tiền mặt, từ quét mã QR đến quẹt thẻ và chuyển khoản. Thiết bị có cả tính năng trả góp 0% qua thẻ tín dụng, tạo điều kiện tăng số lượng đơn hàng cho cửa hàng.

Sau khi được tích hợp phần mềm OPOS của KAS, SmartPOS có thêm tính năng hiển thị menu, danh sách hàng hóa, giá bán trên thiết bị, cho phép cửa hàng có thể lên đơn nhanh, tiếp nhận mọi thanh toán và kiểm soát đơn hàng chỉ với một thiết bị.

Song song đó, phần mềm cũng được tích hợp vào ứng dụng SmartShop - ứng dụng miễn phí dành riêng cho các nhà bán hàng của SmartPay. Theo đó, chủ cửa hàng vừa có thể số hóa và theo dõi doanh thu mọi lúc, vừa quản lý sản phẩm và ca bán hàng của nhân viên từ xa. Với SmartPOS, cửa hàng còn có thể xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Đại diện hai bên cho biết, việc tích hợp các giải pháp kinh doanh vào trong một thiết bị, giúp các nhà bán hàng vừa và nhỏ tiếp cận công nghệ tiên tiến với mức giá hợp lý, tiết kiệm chi phí đào tạo nhân sự và chi phí vận hành, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm