Doanh nghiệp

Giải pháp chuyển đổi số văn hóa từ góc nhìn tạo thương hiệu di sản và danh nhân Việt

Hiểu được vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, năm 2022, chị Nguyệt Quế - người đã từng điều hành sản xuất các chương trình rating cao của các đài truyền hình, đài phát thanh, báo mạng đã thành lập công ty Dybi cùng 2 cộng sự là kiến trúc sư Ngô Trường Duy và tiến sĩ Công nghệ Nguyễn Thanh Bình. Với sứ mệnh ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra các giải pháp truyền thông để phát huy di sản và văn hóa Việt Nam.

Giải pháp chuyển đổi số văn hóa từ góc nhìn tạo thương hiệu di sản và danh nhân Việt - 1

Chị Nguyệt Quế - CMO công ty Công nghệ văn hóa Dybi trình bày về giải pháp của công ty tại sự kiện Innoex 2023

Tuy chỉ mới thành lập và thực hiện giải pháp chuyển đổi số nhưng Dybi đã tổ chức thành công và thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ tại các sự kiện văn hóa như: “Hành trình di sản trong thời đại số” (ứng dụng công nghệ để kể câu chuyện Mộc Bản triều Nguyễn trong thời đại ngày nay), lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2023 (trải nghiệm tour du lịch Cần Giờ bằng việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo), sự kiện Ngày Hội Văn Hóa đọc thu hút hơn 23,000 lượt tiếp cận trực tuyến, sự kiện Khai mạc Ngày hội Thiếu nhi trên phạm vi cả nước bằng công nghệ Thực tế ảo S Gallery do công ty tạo ra....

Giải pháp chuyển đổi số văn hóa từ góc nhìn tạo thương hiệu di sản và danh nhân Việt - 2

Tiết mục trình diễn múa tôn vinh Mộc Bản kết hợp với màn hình trình chiếu Công nghệ thực tế ảo trong sự kiện “Hành trình di sản trong thời đại số” cho đạo diễn Nguyệt Quế dàn dựng tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV.

Để hiểu rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển cũng như định hướng của Dybi trong thời gian tới, Đạo diễn Nguyệt Quế chia sẻ về hướng đi mới trong việc ứng dụng công nghệ gắn với truyền thông văn hóa.

1. Lý do chị cùng các cộng sự thành lập công ty chuyển đổi số hướng đến lĩnh vực văn hóa?

Chúng tôi mong muốn làm sao để giới trẻ quan tâm đến lĩnh vực văn hóa Việt Nam và cùng phát huy ngành công nghiệp sáng tạo vì nhận thấy ứng dụng công nghệ có thể giúp người dân, đặc biệt là giới trẻ tiếp cận văn hóa một cách dễ dàng hơn thông qua những tương tác có tính chia sẻ hình ảnh trực quan. Đồng thời, nhân rộng sự hưởng ứng hiệu quả thông qua truyền thông đa phương tiện.

Giải pháp chuyển đổi số văn hóa từ góc nhìn tạo thương hiệu di sản và danh nhân Việt - 3

Công ty Dybi cùng BGĐ Bảo tàng Bến Tre khảo sát để số hóa không gian lưu niệm tại Bảo tàng.

2. Chị có thể chia sẻ về đối tượng mục tiêu mà công ty hướng đến không ạ?

Đối tượng mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là chuyển tải đến giới trẻ về những lễ hội có giá trị tinh thần cao của cộng đồng, các làng nghề truyền thống lâu năm đang bị mai một. Hay kiến thức của thế hệ đi trước cần truyền lại cho thế hệ sau. Bên cạnh đó,  chúng tôi tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau thuộc lĩnh vực văn hóa có tính kết nối để nâng đỡ giá trị nền kinh tế giúp tạo ra và nâng tầm thương hiệu Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

3. Trong quá trình xây dựng, phát triển công ty, chị đã vượt qua khó khăn như thế nào để đạt thành tựu bước đầu?

Vì chúng tôi tạo ra một sản phẩm công nghệ mới. Do đó, chúng tôi sẽ khó khăn trong giai đoạn đầu khi “giáo dục” người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi tạo ra những phần mềm có tính năng đã được quốc tế "giáo dục" sau đại dịch bởi khái niệm công nghệ Metaverse, nhưng ko đi vào ảo hoàn toàn mà đi giữa chuyển đổi không gian thật (Realistic VR Tour) và không gian ảo (Conceptual VR Tour) để tạo sự thân thiện cho người dùng.

Giải pháp chuyển đổi số văn hóa từ góc nhìn tạo thương hiệu di sản và danh nhân Việt - 4

Các bạn trẻ đang trải nghiệm tour thực tế ảo do công ty Dybi tạo nên.

4. Trong năm 2024, công ty Dybi có những định hướng, dự định gì để triển khai và thực hiện các dự án chuyển đổi số về văn hóa?

     Trong năm 2024, chúng tôi sẽ “giáo dục” người sử dụng học cách tự thiết kế 1 phòng truyền thống, nhà trưng bày, lưu niệm của mình bằng phần mềm S Gallery. Đồng thời, tạo ra những sự kiện online gắn với offline để văn hóa được nhân rộng trên cả hai “mặt trận”. Từ đó, ứng dụng S Gallery trở thành một trải nghiệm kể chuyện văn hóa đáng nhớ và thu hút giới trẻ.

5.Theo chị, chuyển đổi số có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản?

Theo tôi, chuyển đổi số có 3 vai trò quan trọng: Một là giúp tập hợp cơ sở dữ liệu về văn hóa không bị mai một theo thời gian; Hai là giúp dễ dàng lan tỏa hơn những câu chuyện văn hóa không bị giới hạn phạm vi lãnh thổ và đối tượng người tiếp cận bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau thông qua công nghệ AI thuyết minh tự động; Ba là giúp quản lý bản quyền của những nội dung văn hóa một cách công tâm bình đẳng và chia sẻ dữ liệu đó cho nhiều người.

Xin cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ cho bạn đọc được hiểu thêm về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hoá hiện nay.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm