Chứng khoán

Giá điện trên thị trường cạnh tranh tăng 37%, SSI điểm tên 4 cổ phiếu phòng thủ giữa lúc thị trường chứng khoán "rơi"

SSI Research vừa có báo cáo cập nhật về việc mở cửa kinh tế trở lại thúc đẩy tiêu thụ điện và giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM). 

Các nhà phân tích của SSI cho rằng, ở cửa kinh tế trở lại giúp tiêu thụ điện toàn quốc tăng; cùng với việc thiếu cung than tạm thời tiếp tục đẩy giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng.

Giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) tăng +37% so với cùng kỳ trong Q1/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện tránh khỏi tăng trưởng âm (NT2, POW, HND).

Tiêu thu điện toàn quốc quý 1 năm 2022 đạt 63 tỷ kwh và tăng +7,8% so với cùng kỳ (so với năm 2021 là +4%) trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong quý 1 là 5,03% so với cùng kỳ. Do kinh tế mở cửa trở lại, SSI ước tính tiêu thụ điện năm 2022 hồi phục và tăng +9,2% so với cùng kỳ.

Rủi ro khi giá cả nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng. Nếu giá nhiên liệu đầu vào (bao gồm dầu khí và than nhiệt) tiếp tục tăng và duy trì mức cao có thể khiến lạm phát tăng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy yếu. Qua đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng GDP của Việt Nam (từ 6,8%-7,2%s còn khoảng 5%-6%), và tiêu thụ điện (từ 9.2%còn 7%).

Về nhóm cổ phiếu phòng thủ ngành điện, SSI chọn ra 4 cổ phiếu khuyến nghị nhà đầu tư. 

NT2: Sản lượng tiêu thụ ổn định cùng với biến động giá tích cực trên thị trường phát điện cạnh tranh giúp NT2 đạt tăng trưởng lợi nhuận Q1/2022 tích cực +24% so với cùng kỳ. Nhờ trả hết dư nợ, NT2 có thể tránh ảnh hưởng từ lãi suất cho vay tăng và biến động tỷ giá. Điều này có thể hỗ trợ cổ tức tại NT2.

HND: Lợi nhuận sau thuế Q1/2022 của HND là 258 tỷ đồng so với mức lỗ 11 tỷ đồng trong Q1/2021. Kết quả tích cực này phản ánh sản lượng phát điện và giá CGM cải thiện trong khi chi phí lãi vay giảm. Nợ vay giảm giúp HND tránh được lãi suất tăng ngoài dự đoán trong bối cảnh áp lực lạm phát.

QTP: Ước tính lợi nhuận QTP cải thiện khá tốt trong Q1/2022 phụ thuộc vào giá CGM. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận được hỗ trợ bởi chi phí lãi vay giảm khi tổng nợ giảm.

POW: Công ty công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ quý 1/2022 là 751,5 tỷ đồng (+11%). Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý 1/2022 có thể không cao như các công ty điện khác, nhưng đây cũng là mức tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng của thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư quan ngại về sự cố tại Vũng Áng làm cản trở tăng trưởng lợi nhuận của công ty. Nhờ giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng, chi phí lãi vay giảm và khả năng chi phí bảo dưỡng giảm, lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 có thể tránh được tăng trưởng âm theo ước tính của SSI.

Theo SSI, giá CGM trung bình trong quý 1/2022 là 1.515 đồng/kwh (+37% so với cùng kỳ). SSI Research tăng ước tính giá CGM 2022 lên 1.300 đồng/kwh (+30% so với cùng kỳ), tăng 11% so với giả định trước đó. Giả định giá CGM thấp hơn so với trung bình quý 1/2022, do La Nina có thể quay lại trong quý 2/2022. Trong hệ thống các nhà máy điện, nhà máy thủy điện có chi phí và giá bán trung bình thấp hơn so với nhiệt điện. Sản lượng từ nhà máy thủy điện tăng có thể làm hạ nhiệt mức tăng giá CGM. Tuy nhiên nếu nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh thì diễn biến giá CGM có thể vẫn thuận lợi.

Nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng (dầu khí và than nhiệt), áp lực lạm phát tăng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại, do đó hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, tiêu thụ điện sẽ bị ảnh hưởng. Theo kịch bản xấu nhất, SSI Research ước tính tăng trưởng GDP của Việt Nam là 5%-6% năm 2022 và tăng trưởng tiêu thụ điện toàn quốc là 7% (so với kịch bản cơ sở là 6%-7% về tăng trưởng GDP và 9.2% về tăng trưởng tiêu thụ điện).

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thu phí ô tô vào trung tâm TPHCM 40.000 đồng/lượt: Có khả thi?

TPHCM đang quản lý hơn 8,4 triệu phương tiện, gồm khoảng 819.000 ô tô và hơn 7,6 triệu xe máy; bình quân mỗi ngày thành phố TPHCM có 79 ô tô và 309 xe máy đăng ký mới. Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM đề xuất lập dự án “Thu phí ô tô lưu thông vào trong khu vực trung tâm thành phố”.

[Tiền đẻ ra tiền] 9x có tỷ suất lợi nhuận vượt trội thị trường và thành quả của việc khổ luyện phân tích báo cáo tài chính

Thị trường chứng khoán về dài hạn là một uptrend dài, chẳng cần bạn phải cưỡi trên mọi con sóng chỉ cần tận dụng tốt một vài cơ hội là đã đủ để vượt trội tăng tài sản, vươn xa rồi. Từ đầu 2022 đến nay, một quỹ nhỏ cá nhân do tôi quản lý đạt lợi nhuận 23,5% trong lúc Vnindex giảm 2,5%.

Số hoá các ngân hàng Việt đang ở mức độ nào?

Các ngân hàng trong khoảng vài năm trở lại đây đã đầu tư không ít cho ngân hàng số. Thế nhưng, quy trình chuyển đổi số, số hóa các hoạt động trong ngân hàng như thế nào và khi nào chuyển đổi số ngân hàng xong thì vẫn là một dấu hỏi lớn.

30 năm cống hiến không ngơi nghỉ vẫn hối hận vì kiếm tiền chưa đủ, Chủ tịch FPT Telecom xấu hổ trước người trẻ “cày” 20 tiếng/ngày, ước có nhiều thời gian hơn nữa để mang tiền về cho mẹ

''Liệu rằng thành công về tiền bạc có phải là tiêu chuẩn của hạnh phúc hay không? Tôi nghĩ: Có tiền thì chưa chắc đã có hạnh phúc, nhưng không có tiền thì rất rất khó hạnh phúc'' - Chủ tịch FPT Telecom khẳng định từ những phút mở đầu.