Đầu tư và quản lý tài chính tức là cần có 2 dòng tiền: Dòng tiền tiết kiệm và dòng tiền đầu tư.
Dòng tiền tiết kiệm nhằm tránh việc chi tiêu không cần thiết, và tích lũy số vốn ban đầu. Dòng tiền đầu tư là sử dụng tiền trong giới hạn cho phép nhưng không hạ thấp mức sống bản thân.
Tuy nhiên, nếu tiết kiệm quá mức, lại không chú trọng đến đầu tư, vô hình chung bạn đã tự biến mình thành kẻ "vắt cổ chày ra nước". Anh Linh là một ví dụ điển hình.
4 năm trước, Linh tốt nghiệp đại học và làm việc tại Sài Gòn. Để có thể đứng vững trên đất Sài Gòn, Ling đã không ngừng nỗ lực suốt 4 năm qua.
Từ công việc đầu tiên, Linh bắt đầu cuộc sống tằn tiện, tiết kiệm nhất có thể. Mỗi lần thuê nhà, anh ấy đều tìm những ngôi nhà với giá thuê khoảng dưới 2 triệu đồng. Anh cũng chưa bao giờ ra ngoài ăn trưa cùng đồng nghiệp, mà thường mang theo đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn từ tối hôm trước. Những ngày lễ tết Linh cũng hạn chế về thăm quê (Nhà anh ở ngoại ô thành phố).
Mặc dù mức lương trong bốn năm làm việc của anh ấy cũng chỉ cán mức 10 - 12 triệu, nhưng dựa vào nỗ lực tiết kiệm, Linh đã có được khoản tiền 260 triệu. Nhưng hãy thử xem lại mục tiêu mua nhà, mua xe của anh ấy. Nếu cứ với tốc độ này, anh không biết đến khi nào nó mới thực hiện được.
Đối với vấn đề của Linh, nhà hoạch định tài chính đã chỉ ra rằng: Việc Linh tiết kiệm như vậy là rất tốt, nhưng với mức độ tiết kiệm không được kiểm soát này, lại không hề có lợi cho việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Nhà hoạch định tài chính đã đưa ra một số gợi ý về việc đầu tư để giúp anh đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt.
Thứ nhất: Đầu tư cho bản thân
Sở dĩ Linh làm việc đã 4 năm nhưng mức lương cũng chỉ dừng lại ở con số 10- 12 triệu là bởi anh ấy đã không cải thiện kỹ năng làm việc của mình trong suốt thời gian đó. Ngay cả khi làm việc trong một thời gian dài, anh ấy cũng không thể tạo ra bước đột phá trong sự nghiệp.
Lời khuyên dành cho anh Linh là: Hãy học một lớp đào tạo và học hỏi nhiều kỹ năng thực tế hơn; sau này có thể thay đổi công việc hoặc nơi làm việc, không chỉ tiền đồ phát triển tốt hơn, mà mức lương cũng sẽ tăng.
Thứ 2: Đầu tư cho mối quan hệ xã hội
Để tiết kiệm tiền, Linh không bao giờ đi ăn với đồng nghiệp và bạn bè. Nếu cứ kéo dài như vậy, đừng nói đến "mối quan hệ xã giao" mà ngay cả một người bạn cũng không hề có.
Đầu tư cho mối quan hệ xã hội không đồng nghĩa với việc trục lợi từ bạn bè, không nhất thiết phải thực dụng đến mức xem bạn bè giúp đỡ mình được bao nhiêu. Chỉ cần thi thoảng giữ liên lạc với họ. Ai biết được rằng, đôi khi những cuộc nói chuyện ngẫu nhiên đó cũng có thể mang đến cảm hứng đầu tư hay cơ hội việc làm mới. Nếu như, những người bạn có thể giúp đỡ mình trong thời khắc then chốt ấy, thì chẳng phải việc đầu tư cho mối quan hệ xã hội ấy đã thành công rồi sao?
Thứ 3: Thực hiện chiến dịch "tiền sinh tiền"
Ngoài việc đầu tư cho bản thân và mối quan hệ xã giao, dòng tiền đầu tư ở đây còn bao gồm "tiền sinh tiền".
Các nhà hoạch định tài chính cho rằng tiết kiệm tiền chỉ có thể giúp bản thân mình tích lũy số tiền gốc. Nếu không được sử dụng, trong thời đại lãi suất âm, số tiền này "càng tiết kiệm lại càng ít đi".
Mặc dù số tiền hiện tại của Linh không phải là quá lớn, nhưng anh ấy vẫn có thể chọn các sản phẩm tài chính ngân hàng, quỹ, trái phiếu chính phủ. Đợi đến khi số vốn tích lũy đến một mức nhất định, có thể đem đi đầu tư vào hạng mục nào đó và thu về một khoản lợi nhuận tương đối.
Nói tóm lại, quản lý tài chính không phải là để biến mình thành một kẻ "vắt cổ chày ra nước". Xét về lâu dài, dòng tiền đầu tư hợp lý có thể mang lại sự giàu có hơn là việc tiết kiệm quá mức.