Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 21/4: Tổ chức nội mua ròng gần 520 tỷ đồng phiên VN-Index giảm thêm 22 điểm, tâm điểm TCB, MBB

Phiên giao dịch mới bắt đầu bằng nhịp hồi phục tương đối bất ngờ với sự dẫn dắt của nhóm VN30. Tưởng chừng như áp lực bán tháo cuối phiên hôm qua không tác động lớn tới tâm lý nhà đầu tư, nhưng đối diện với vùng cản 1.410 điểm, lực cầu suy yếu khiến các chỉ số quay đầu giằng co dưới mốc tham chiếu.

Áp lực bán mạnh hơn vào khoảng thời gian 14h tiếp tục khiến thị trường chao đảo và thủng ngưỡng tâm lý 1.400 điểm. Kết phiên, VN-Index giảm 21,73 điểm, tương đương giảm 1,55% và chốt tại 1.384,72 điểm.

Mặc dù, VN30-Index đã có những nỗ lực duy trì sắc xanh nhưng cũng không thể chống lại xu hướng chung của thị trường. Kết phiên, chỉ số thiết lập đáy mới với mức giảm 5,11 điểm (-0,35%), mức giảm có phần nhẹ hơn VN-Index.

Đỏ vẫn là màu sắc chủ đảo với 19 cổ phiếu giảm giá và 9 cổ phiếu tăng giá. GVR dẫn đầu chiều giảm và đóng cửa trong sắc xanh sàn, theo sau là GAS (-6,4%), POW (-3,3%), VHM (-3%), BVH (-2,6%)… Ngược lại, những cố phiếu vẫn giữ được sắc xanh như MSN (+3,2%), SAB (+1,8%), VCB (+0,9%), ACB (+0,8%), PDR (+0,8%)…

Hầu hết các nhóm ngành đều chìm sâu trong sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm qua. Số lượng cố phiếu giảm hết biên độ vẫn chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Ngành thủy sản mặc dù đã bứt phá ấn tượng trong phiên sáng nhưng cũng không thể kháng lại được sức ép từ thị trường chung và quay đầu thu hẹp đà tăng. Ngoài ra, sau phiên giảm nặng nề trước đó, nhóm chứng khoán xuất hiện trạng thái tăng giảm xen kẽ.

 Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tổ chức nội chuyển mua ròng gần 520 tỷ đồng, tâm điểm cổ phiếu ngân hàng

 

 TCB dẫn đầu danh mục mua ròng trong phiên 20/4 của NĐT tổ chức trong nước. (Nguồn: Thu Thảo).

 

 

Trong phiên giao dịch vừa qua, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) chuyển hướng mua ròng 515,6 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ gom ròng 516,9 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy, tổ chức nội bán ròng 6/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm dịch vụ tài chính. Top bán ròng DXG, GEX, DIG, VPB, DGC, FUEVFVND, VND, BCG, VHC, HPG.

Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngành ngân hàng. Danh mục Top10 mua ròng của khối này gồm TCB, MBB, FPT, VIC, MSN, STB, NVL, GAS, VNM, MWG.

 Top5 mã tổ chức trong nước mua/bán ròng phiên 20/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT cá nhân bán ròng gần 960 tỷ đồng phiên VN-Index giảm thêm gần 22 điểm

Trong phiên VN-Index giảm tiếp gần 22 điểm, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân nhuốm màu ảm đạm khi họ bán ròng 956 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 968 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 3/18 ngành, chủ yếu là ngành hóa chất. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại cổ phiếu DGC, DXG, VHM, DIG, VPB, CII, VND, DGW, PHR, BCG.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 15/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại cổ phiếu ngân hàng, thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng có STB, VIC, DPM, TCB, MBB, KBC, MSN, NVL, VNM.

Theo thống kê của FiinTrade, thanh khoản của nhóm thực phẩm & đồ uống tăng 14% chủ yếu tập trung vào các mã ASM, HAG, VHC, IDI, VNM, MSN, CMX, ANV, SBT, HNG. Điểm tích cực của nhóm này là các mã vốn hóa lớn như MSN, SAB, VHC, BHN cùng tăng điểm, chỉ có VNM giảm nhẹ.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm thực phẩm và đồ uống so với chính nó đang trong xu hướng tăng từ 10/2, trước đó có dòng tiền đã chốt lãi cổ phiếu nhóm này từng đợt kéo dài từ cuối tháng 12 năm 2021. Điều này cho thấy dòng tiền vào ngành này đang tích lũy lại.

Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thanh khoản toàn thị trường cũng đang trong xu hướng tăng dù vẫn ở vùng thấp, giá trị âm, điều này cho thấy dòng tiền vào nhóm thực phẩm & đồ uống yếu hơn thị trường và áp lực bán không lớn do trước đó dòng tiền đã rút ra mạnh. Đây có thể là cơ hội cho cổ phiếu nhóm này nếu dòng tiền được cải thiện. 

 Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 20/4. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT nước ngoài đẩy mạnh mua ròng hơn 440 tỷ đồng, tâm điểm GEX, DPM

Về phía NĐT nước ngoài, khối ngoại mua ròng mạnh với tổng giá trị đạt hơn 441 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 451 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, hàng & dịch vụ công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GEX, DPM, STB, VIC, FUEVFVND, SSI, KBC, VRE, DCM, HCM.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài xả mạnh nhất cổ phiếu nhóm hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: DGC, VHM, CII, DGW, GAS, KDH, DXG, VCB, DIG.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm