Sau phiên đáo hạn phái sinh tháng 3, thị trường khởi sắc trở lại với diễn biến tăng điểm kéo dài đến cuối phiên. Tuy nhiên, nhìn chung VN-Index vẫn còn thận trọng tại vùng cản 1.475 điểm. Kết phiên, chỉ số chính sàn HOSE tăng 7,76 điểm, tăng 0,53% lên 1.469,1 điểm
Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 24.205 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường là 29.663 tỷ đồng, tăng 17,5% so với phiên liền trước. Dòng tiền tăng vào nhóm bất động sản, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin, trong khi giảm ở nhóm hóa chất, ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp.
Diễn biến của VN30-Index cũng khá tương đồng và hiện tại vẫn đang thận trọng tại vùng cản 1.480 – 1.485 điểm. Chung cuộc, VN30-Index đóng cửa tăng 7,02 điểm, tăng 0,48% với 18 mã tăng giá và 10 mã giảm giá.
Nổi bật là FPT với mức tăng tích cực 3,4%, tiếp đến là GAS (+2,7%), VRE (+2,3%), VJC (+2,2%), VCB (+1,4%)... Ở chiều ngược lại, có 3 mã có mức giảm trên 1%, gồm SAB (-1,6%), PDR (-1,6%), POW (-1,2%).
Diễn biên phân hóa phủ lên toàn thị trường nhưng nhìn chung sắc xanh vẫn chiếm ưu thế. Lực cầu tích cực giúp nhóm công nghệ tăng mạnh nhất trong khi dòng tiền cũng trở lại với nhóm dầu khí sau nhịp chốt lời trước đó. Hầu hết các nhóm ngành chính đều có sắc xanh, ngoại trừ nhóm y tế và hàng tiêu dùng giảm nhẹ.
Tổ chức trong nước mua ròng gần 400 tỷ đồng
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán) đảo chiều mua ròng 397 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 639 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 3/18 ngành với giá trị lớn nhất là nhóm du lịch & giải trí. Top bán ròng có VJC, SHB, HCM, VCB, ACB, HPX, HHV, VIC, E1VFVN30, CII.
Trong khi đó, dòng tiền của NĐT tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu hàng & dịch vụ công nghiệp. Top10 mã mua ròng của khối này gồm DGC, GEX, HPG, STB, MSN, APH, GAS, PNJ, HAH, MBB.
Cá nhân trong nước đảo chiều bán ròng 180 tỷ đồng
Trong phiên VN-Index tiếp đà hồi phục, NĐT cá nhân bất ngờ đảo chiều rút ròng 180 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 441 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 8/18 ngành, trong đó họ tập trung gom cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung tại các mã MSN, VIC, VNM, PDR, VHC, NVL, VHM, VCI, SSI, HSG.
Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 10/18 ngành còn lại với áp lực rút vốn chủ yếu đặt tại nhóm cổ phiếu của các nhà băng, doanh nghiệp hàng & dịch vụ công nghiệp. Danh mục Top10 bán ròng bao gồm STB, GEX, VRE, HPG, DGC, VJC, KBC, PNJ, VCG.
Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 200 tỷ đồng
Sau phiên mua tròng, khối ngoại quay lại bán ròng 217 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 199 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm ngân hàng, du lịch & giải trí. Top mua ròng khớp lệnh của khối ngoại gồm các mã: STB, VJC, VRE, DPM, KBC, VCB, VCG, GEX, DXG, PVD.
Trong khi đó, áp lực rút vốn của NĐT ngoại chủ yếu ghi nhận tại nhóm cổ phiếu thực phẩm & đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã MSN, VNM, VIC, PDR, VHC, VHM, VCI, SSI, HSG.
Trong phiên thứ Sáu, nước ngoài mua ròng mạnh 278 tỷ đồng cổ phiếu STB với lực mua chủ yếu đến từ ETFs. Nhà đầu tư tổ chức trong nước cũng mua ròng, bên bán đối ứng cho họ là nhà đầu tư cá nhân. STB được nước ngoài mua ròng liên tiếp 8 phiên. Tính từ đầu năm nước ngoài mua ròng 1.632 tỷ đồng STB, sau khi đã mua ròng 4.206 tỷ đồng năm 2021.
Ngược lại, HPG tiếp tục bị bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp và trong năm 2022 nước ngoài đã bán ròng 3.020 tỷ đồng HPG, năm thứ 5 liên tiếp họ bán ròng cổ phiếu này dù thị giá HPG trong 3 năm 2020, 2021 và 2022 đều tăng điểm.
VHM cũng là cổ phiếu bị bán ròng liên tục 11 phiên gần đây, tuy nhiên từ đầu năm nước ngoài vẫn mua ròng 1.098 tỷ đồng. Trong khi VIC bị bán ròng 20 phiên liên tiếp, giá trị bán ròng đạt 3.566 tỷ đồng từ đầu năm. VRE là cổ phiếu họ Vingroup được nước ngoài mua ròng trong phiên cuối tuần, họ mua 109 tỷ đồng, tính từ đầu năm NĐT ngoại rút ròng 215 tỷ đồng mã này.