Trẻ ngủ với mẹ là tốt nhất
Khi trẻ còn trong bụng mẹ, chúng sẽ cảm thấy an toàn tuyệt đối. Sau khi sinh, trẻ cầm lấy lại cảm giác an toàn này với mẹ thông qua những cái ôm, vuốt ve của người mẹ.
Vì vậy, quá trình người mẹ đồng hành cùng với con mình khi ngủ là lúc tốt nhất để tăng tình cảm mẹ con với nhau. Điều này có thể giúp trẻ tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc, loại bỏ sự cô đơn và cảm giác thiếu an toàn.
Cảm giác an toàn này rất quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của một đứa trẻ. Nếu đứa trẻ lớn lên với cảm giác an toàn, chúng sẽ tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt.
Ngược lại, nếu ngay từ nhỏ trẻ không được ngủ với mẹ mà thay vào đó là ông bà, chúng sẽ dần cảm thấy không thân thiết với cha mẹ mình. Ông bà có một khoảng cách thế hệ rất lớn đối với cháu, họ cũng không giỏi trong việc thể hiện cảm xúc và cử chỉ ôm ấp, vì thế trẻ dần trở nên lầm lì, ít nói, trong lòng luôn có một nỗi cô đơn thường trực.
Nếu là một đứa trẻ thường xuyên có cảm giác bất an, lo lắng, chúng thường có biểu hiện như sau:
- Thích bám dính lấy những người thân thiết, đi theo mọi lúc mọi nơi, khóc lóc khi không gặp được.
- Khi ngủ sẽ giữ chặt lấy quần áo của người khác, thỉnh thoảng cảm thấy có ai xung quanh mình không.
- Khi gặp người lạ, trẻ sẽ trốn sau lưng người lớn.
- Trẻ không biết hòa đồng tập thể, thường đứng sang một bên nhìn người khác chơi.
Trẻ ngủ với ông bà ảnh hưởng tới sự phát triển trí não
Người già thường có hệ hô hấp và chức năng thể chất bị thoái hóa. Họ thở nhanh hơn, cần nhiều oxy và thải ra nhiều khí thải hơn. Nếu trẻ em thường xuyên ngủ bên cạnh người già, chúng sẽ hít nhiều khí thải hơn, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể.
Bên cạnh đó, mặc dù người già thường xuyên tắm rửa nhưng cơ thể họ vẫn có mùi đặc trưng. Thực ra, mùi này chính là diacetyl. Da của người già thường thô ráp, dễ bong tróc nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, bọ phát triển trên lớp bã nhờn ở da. Khi trẻ nhỏ tiếp xúc với lớp bong tróc này, vi khuẩn sẽ lây truyền qua da, gây hiện tượng mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.
Người già thường khó ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm và dậy sớm, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ và trí não của trẻ.
Tuy nhiên, nếu có ngủ cùng mẹ thì cũng không nên kê đầu quá sát vào đầu trẻ.
Khi nào thì cho con cái ngủ riêng?
Có nhiều cha mẹ muốn ngủ chung với con cái lâu hơn nhưng vì lý do cuộc sống nên buộc phải cho trẻ ngủ riêng sớm. Quả thực, việc cho con ngủ phòng riêng là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu suy nghĩ.
Trên thực tế, cha mẹ cần phải hiểu rằng, việc cho trẻ ngủ riêng không phụ thuộc vào độ tuổi cố định mà là thời điểm có thích hợp hay không. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ riêng trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng có cảm giác phụ thuộc vào người mẹ nhiều hơn, chỉ yên tâm khi ngủ bên cạnh mẹ. Khi trẻ có bất kỳ tình huống bất thường nào như tư thế ngủ không đúng, người mẹ có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời để không xảy ra tai nạn ngạt thở.
Nếu cho trẻ ngủ một mình khi còn rất nhỏ sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy bất an, dễ hình thành những thói quen xấu khi ngủ như đạp vào chăn, không có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, cần cho con cái ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập. Nhưng trên thực tế, không có mối liên hệ cần thiết nào giữa "ngủ một mình" và "tính độc lập".
Cha mẹ đừng đánh giá thấp thời gian ở bên cạnh con mình. Việc thường xuyên ở bên cạnh cha mẹ, con cái sẽ có tâm trọng vui vẻ, yêu đời hơn.