Argentina và Pháp đang tranh nhau 42 triệu USD
Theo công bố của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), mức thưởng của những đội bóng có thứ hạng cao nhất tại giải vô địch bóng đá thế giới là 440 triệu USD. Do đó, các đội bóng nằm trong top 4 chắc chắn sẽ nhận được khoản tiền “kếch xù”.
Cụ thể, số tiền này được chia cho các đội dựa vào thành tích của họ. Trong đó, nhà vô địch sẽ "bỏ túi" số tiền 42 triệu USD. Đội á quân nhận được 30 triệu USD, hạng 3: 27 triệu USD và đội đứng thứ 4 là 25 triệu USD.
Như vậy số tiền mà FIFA chi thưởng cho 4 đội bóng có thứ hạng cao nhất tại giải đầu lần này là 124 triệu USD.
Tiếp đến, các đội bóng dừng bước tại tứ kết cũng sẽ được thưởng 17 triệu USD. Đội dừng bước tại vòng 16 đội nhận 13 triệu USD. Đặc biệt, các đội chỉ góp mặt tại vòng bảng sẽ nhận được mỗi đội là 9 triệu USD.
Bên cạnh đó, toàn bộ 32 đội sẽ được FIFA chi 1,5 triệu USD trước khi giải đấu khởi tranh để hỗ trợ việc chuẩn bị tham dự World Cup 2022.
Nếu so với kỳ World Cup 2018, số tiền thưởng cao hơn là không có gì bất ngờ bởi đây đã là một trong những xu hướng từ lâu nay. Tại World Cup 2018, đội vô địch nhận ít hơn so với năm nay là 4 triệu USD.
Nhưng tính tổng số tiền thưởng, FIFA phải chi ra nhiều hơn 40 triệu euro tại World Cup 2022 so với cách đây 4 năm. Cụ thể, tổng số tiền thưởng của World Cup 2018 ở mức 400 triệu USD. Còn nếu so với năm 2014, thì tổng số tiền ở World Cup 2022 thậm chí cao hơn tới 82 triệu USD.
Điều đặc biệt là với 9 triệu USD nhận được, những đội bóng thi đấu ở vòng bảng kỳ World Cup năm nay được thưởng còn cao hơn cả đội... vô địch World Cup hồi 2002. Nhà vô địch lúc đó là đội tuyển Brazil chỉ nhận được 8 triệu USD.
Phải kể từ World Cup 2006, số tiền thưởng mới bắt đầu tăng phi mã. Như đã nói, Brazil nhận được 8 triệu USD vào năm 2002. Bốn năm sau, tuyển Ý nhận được số tiền nhiều hơn tới 12 triệu USD, tức ở mức 20 triệu USD.
Việc tiền thưởng World Cup tăng vọt trong giai đoạn này đến từ sức ép từ các đội tuyển, khiến FIFA phải đưa ra sự điều chỉnh.
Như vậy World Cup 2022 chỉ còn lại 2 trận đầu nữa là kết thúc. Theo đó, đội tuyển Croatia sẽ gặp đại diện của châu Phi là tuyển Marocco ở trận tranh hạng 3 diễn ra vào lúc 22h ngày 17/12 diễn ra trên sân vận động Khalifa và trận chung kết trong mơ diễn ra vào 22h ngày 18/12 trên sân vận động Lusail giữa Argentina và Pháp.
World Cup 2022 được quảng bá là giải đấu xa hoa và tốn kém bậc nhất, mang tới trải nghiệm chưa từng có cho những người chứng kiến. Rốt cuộc Qatar đã chi bao nhiêu cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh?
Con số được biết đến rộng rãi là Qatar đã chi 200 tỷ USD cho World Cup 2022, khoản tiền lớn đến mức phi lý. Nó cao gấp 17,2 lần so với những gì Nga đã bỏ ra ở World Cup 2018 (11,6 tỷ), 55 lần số tiền Nam Phi đã cố gắng xoay sở để làm nên World Cup 2010 (3,6 tỷ). Ngay cả khi kết hợp toàn bộ chi phí của 7 chủ nhà gần nhất (44,3 tỷ), nó vẫn lớn hơn 4,5 lần.
Với quốc gia nhỏ bé nằm chênh vênh ở mũi phía đông của bán đảo Ả Rập và nhô ra Vịnh Ba Tư, việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới có nghĩa họ đủ tiền để làm bất cứ điều gì. Trong khi cả thế giới vật lộn với suy thoái và lạm phát, kinh tế Qatar được dự báo tăng trưởng khoảng 3,4% trong năm nay. Họ sẽ còn giàu hơn nữa vào các năm tới với kế hoạch mở rộng xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên con số 200 tỷ USD vẫn thực sự gây sốc. Vậy Qatar đã chi những gì để cho cuộc vui kéo dài 29 ngày?
Vốn không có truyền thống bóng đá, đất nước 50 tuổi gần như bắt đầu từ con số 0. Trong số 8 sân vận động dành cho World Cup, 7 được xây mới hoàn toàn còn 1 phải nâng cấp. Họ đủ thông minh để nhận thức rằng những sân này không bao giờ được lấp đầy sau World Cup, vì vậy, ngoài các trang thiết bị hiện đại, chúng còn được thiết kế thông minh để có thể thu hẹp và chuyển đổi công năng. 6,5 tỷ USD là chi phí ước tính cho sân bãi, cơ sở vật chất và khu vực dành cho người hâm mộ, những thứ liên quan trực tiếp đến bóng đá. Số tiền còn lại đã đi đâu?