Chứng khoán

Chủ tịch VinFast: Thị trường thế giới được dự báo phục hồi năm 2023, đây là thời điểm thích hợp để IPO VinFast

Bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch VinFast. Ảnh: VinFast.

Ngày 7/12, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast (VinFast) đã thông báo rằng công ty đã nộp hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) cho đợt phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng (IPO).

Số lượng cổ phần chào bán và khoảng giá dự kiến chào bán vẫn chưa được xác định. Theo thông báo, VinFast dự định niêm yết cổ phiếu phổ thông của mình trên Nasdaq Global Select Market với mã cổ phiếu là VFS.

Thông tin này thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Nhiều câu hỏi được nhà đầu tư đặt ra trong thương vụ IPO của VinFast như thời điểm lên sàn của công ty trong bối cảnh chứng khoán Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung không mấy thuận lợi hay công ty đang báo lỗ.

Nói về thời điểm IPO, bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch VinFast kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, “thị trường thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2023. Do đó, IPO thời điểm này là thích hợp để đón đầu làn sóng hồi phục và bứt phá. Về phía VinFast, việc IPO càng sớm càng nhanh tạo động lực để phát triển lên quy mô toàn cầu như mục tiêu đã định”.

Mục tiêu của VinFast là niêm yết thành công tại Mỹ để hướng tới các cơ hội lớn hơn, tạo đà đưa VinFast phát triển ở tầm vóc toàn cầu”, vị lãnh đạo của VinFast nói về mục tiêu IPO.

Liên quan đến con số lỗ lũy kế 4,7 tỷ USD trên bản cáo bạch của VinFast, Chủ tịch công ty giải thích, Không phải toàn bộ con số 4,7 tỉ USD phản ánh đúng số lỗ thực tế của VinFast. Sự khác biệt về nguyên tắc hạch toán giữa Mỹ và Việt Nam dẫn đến các kết quả khác nhau. Đơn cử, khoản bị cho là lỗ 1,879 t USD, thực chất là chi phí nghiên cứu, phát triển (R&D) cho các mẫu xe VinFast.

“Theo chuẩn kế toán Việt Nam, hầu hết các chi phí này được tính là khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và sẽ được khấu hao dần trong suốt vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, khi áp dụng chuẩn mực kế toán Mỹ (US GAAP), các khoản này lại được hạch toán là chi phí ngay khi phát sinh dẫn đến lỗ luỹ kế bị đội lên. Ngoài ra, trong tổng lỗ còn lại có khoảng 690 triệu USD là chi phí khấu hao. Đối với doanh nghiệp thì đây không được coi là lỗ, là một phần của khoản đầu tư ban đầu”.

Thông tin về cấu trúc tài chính của VinFast, con số được nhà đầu tư quan tâm đó là khoản nợ 8,8 tỷ USD. Theo bà Thủy, không phải toàn bộ 8,8 tUSD này là nợ khi một số khoản phải trả không mang tính chất nợ.

Ví dụ, 2,092 t USD khoản phải trả phát sinh do giao dịch tái cấu trúc sở hữu nội bộ để VinFast Singapore có thể niêm yết tại Mỹ. Sau khi IPO thành công, khoản phải trả này sẽ được tất toán giữa các công ty trong nhóm và VinFast sẽ không còn phải chịu nghĩa vụ này nữa.

“Nói cách khác, 2,092 tỉ USD này không phải nợ mà chỉ là một cơ cấu nội bộ cho mục đích tái cấu trúc phục vụ IPO. Một ví dụ nữa, trong tổng n” này còn có 603 triệu USD là nghĩa vụ phải trả cho giao dịch chuyển nhượng phần nhà xưởng (không bao gồm máy móc thiết bị) cho Công ty Đầu tư BĐS Công nghiệp Vinhomes”.

Nếu loại bỏ khoản không có yếu tố nợ, tổng nợ phải trả của VinFast là 6,1 tỷ USD, trong đó vay tổ chức tín dụng 3,077 tỷ USD và vay nội bộ 1,313 tỷ USD, còn lại là khoản phát sinh khác.

Tổng quan về tình hình tài chính của VinFast, nữ chủ tịch của công ty tái khẳng định “.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm