Chứng khoán

Doanh nghiệp dệt may lâu đời tại TP HCM bị hủy niêm yết

Garmex Sài Gòn rơi vào trường hợp “Tổ chức niêm yết ngừng hoạt bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ một năm trở lên”.

Căn cứ BCTC riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2024 của Garmex Sài Gòn và văn bản số 735 ngày 16/12 của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) xác nhận thông tin công ty đã bị tạm ngưng sản xuất kinh doanh chính từ tháng 5/2023 đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán ngày 15/8.

Cụ thể, Garmex không có phát sinh doanh thu và chi phí sản xuất đơn hàng, chỉ phát sinh một số chi phí không đáng kể cho nhân viên bộ phận trực tiếp và gián tiếp được giữ lại, chi phí duy trì, bảo dưỡng tài sản cố định và hàng tồn kho.

Đơn vị này thành lập vào năm 1976 với tên gọi Liên hiệp Các Xí nghiệp May TP HCM, là đơn vị chủ quản quản lý một số các xí nghiệp may xuất khẩu ở TP HCM, đến 1993 thì được tổ chức lại thành Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu May Sài Gòn.

Công ty chuyển sang mô hình cổ phần vào 2004 và niêm yết tại HOSE hai năm sau đó (2006). Sản phẩm

Garmex làm việc với nhiều thương hiệu quốc tế như Decalthlon, Columbia, Nits... Tuy nhiên, chỉ trong hai năm 2022-2023, công ty đã cắt giảm khoảng hơn 4.000 nhân sự, đến cuối tháng 10 năm nay chỉ còn 31 nhân sự.

Trước giai đoạn suy yếu (từ 2022 đến nay), công ty từng thu về 1.000 - 2.000 tỷ đồng doanh thu mỗi năm từ 2012 – 2021, cùng với lợi nhuận khoảng vài chục tỷ đồng, cao nhất đạt 104 tỷ đồng và 121 tỷ đồng vào 2019 và 2018. Đây cũng là 2 năm có doanh thu tốt nhất.

Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu Garmex Sài Gòn chỉ ghi nhận 474 triệu đồng. Dù tiết giảm nhưng các chi phí cố định đáng kể, công ty vẫn lỗ 8 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cuối tháng 9 lên 82 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 20 tỷ đồng.

Tại giải trình kết quả lỗ quý III, công ty cho biết vẫn chưa có đơn hàng may trang phục, và hiện đang nghiên cứu các ngành mới theo xu thế để phát triển trong trung và dài hạn.

 (Nguồn: X.N tổng hợp từ báo cáo tài chính).

Lỗ lũy kế là nguyên nhân khiến cổ phiếu GMC vẫn bị kiểm soát từ cuối tháng 8. 

Cổ phiếu này kém thanh khoản trên HOSE, với khối lượng giao dịch bình quân phiên qua một năm chỉ hơn 5.000 đơn vị. Thị giá giảm 7% qua 12 tháng gần nhất, kết phiên 27/12 tại 7.400 đồng/cp.

Theo báo cáo thường niên 2023, công ty có 6 cổ đông lớn tại thời điểm 28/8/2023, gồm: Công ty TNHH Đâu tư và Thương mại Thiên Hải, CTCP Đầu tư T.T.A, CTCP Xuất Nhập Khẩu Và Đầu tư Thừa Thiên Huế, CTCP Dệt may Gia Định, Lâm Tử Thanh, CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Mã: GIL). Tổng tỷ lệ sở hữu đạt gần 69%, trong đó Thiên Hải nắm nhiều nhất với gần 16% vốn.

 Diễn biến GMC từ khi niêm yết đến 27/12. (Biểu đồ: TradingView).

Cùng chuyên mục

Đọc thêm