Sức khỏe

Điều dưỡng BVĐK tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân đấm do mâu thuẫn từ trước

Tóm tắt:
  • Người nhà bệnh nhân đánh liên tiếp nam điều dưỡng Bệnh viện Nam Định do mâu thuẫn cũ khi đưa bệnh nhân vào Khoa Hồi sức.
  • Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh xác nhận đã nhận báo cáo và vụ việc đang được điều tra làm rõ.
  • Đây là vụ bạo hành nhân viên y tế thứ hai trong 10 ngày, phản ánh áp lực quá tải và kỳ vọng cao từ người bệnh.
  • Bộ Y tế đã ban hành quy chế ứng xử trong ngành y, nhấn mạnh cần tôn trọng quy trình và bảo vệ cán bộ y tế.
  • Giới hạn số người nhà đi cùng bệnh nhân và tăng cường lực lượng bảo vệ tại bệnh viện được đề xuất để giảm xung đột.

Ngày 7/5, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đã nhận được báo cáo sơ bộ từ Sở Y tế Nam Định liên quan vụ việc một điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị người nhà bệnh nhân hành hung.

Trước đó, sáng 4/5, nam điều dưỡng trên đưa bệnh nhân có diễn biến nặng xuống Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Người bệnh này đã điều trị tại viện trong 10 ngày trước đó. Khi đến Khoa Hồi sức, do có mâu thuẫn phát sinh từ trước, người nhà bệnh nhân đã đấm liên tiếp vào đầu và mặt nam điều dưỡng.

Theo Tiến sĩ Đức, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ sự việc. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Dù vì bất kỳ lý do gì, hành vi hành hung cán bộ y tế là không thể chấp nhận”.

Đây là vụ bạo hành nhân viên y tế thứ hai trong vòng 10 ngày, sau vụ việc xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ). Khi đó, bệnh nhân sốc phản vệ đang được cấp cứu, người nhà bệnh nhân đã gào thét, tấn công một nam điều dưỡng. 

Nguy cơ gia tăng, đòi hỏi cơ chế bảo vệ thực chất

Tiến sĩ Đức nhấn mạnh, tình trạng bạo hành cán bộ y tế không phải mới, thậm chí từng có bác sĩ tử vong do bị tấn công tại nơi làm việc. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía, trong đó không loại trừ áp lực từ hệ thống y tế quá tải.

Hiện nay, mỗi năm, các cơ sở y tế cả nước thực hiện khoảng 200 triệu lượt khám chữa bệnh, trong khi nhân lực y tế chưa đáp ứng đủ, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến cuối. Mặt khác, tâm lý người bệnh thường kỳ vọng được khám nhanh, chu đáo.

“Ở Anh, chụp MRI có thể phải chờ 3 tháng, nhưng ở nước ta, chỉ cần chờ từ sáng đến chiều chưa chụp được là bệnh nhân đã phản ánh vì chờ lâu”, ông Đức chia sẻ để làm rõ áp lực từ kỳ vọng vượt quá khả năng đáp ứng thực tế của ngành y.

Ông cũng thừa nhận, trong một số tình huống, có thể xảy ra trường hợp cán bộ y tế ứng xử chưa đúng mực do chịu nhiều áp lực. Những vụ việc tưởng chừng nhỏ có thể bùng phát thành xung đột nếu cả hai bên - y bác sĩ và người nhà bệnh nhân - đều thiếu kiểm soát cảm xúc.

Theo ông Đức, Bộ Y tế đã ban hành quy chế về đạo đức, ứng xử trong ngành y, với quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm”. Tuy nhiên, để đảm bảo môi trường an toàn cho cán bộ y tế hành nghề, người dân cũng cần chia sẻ và tôn trọng quy trình chuyên môn. "Cán bộ y tế nào cũng vậy, đã bước chân vào nghề y thì ai cũng có tâm nguyện là cứu người”, ông Đức nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, các giải pháp hướng tới giảm tối đa nguy cơ xảy ra những xung đột không đáng có cho cả cán bộ y tế và người bệnh khi vào cấp cứu. Trong đó, quy trình đón tiếp người bệnh phải chuyên nghiệp. 

Một trong những vấn đề cần được xem xét là tình trạng người bệnh vào viện kèm theo quá nhiều người nhà, thậm chí tới 5-7 người. Điều này gây khó khăn trong tiếp đón, tăng nguy cơ xung đột, đặc biệt tại nơi cấp cứu. Một ý kiến đang được cân nhắc là giới hạn số người nhà đi cùng trong các khu vực khám, điều trị nhằm giảm thiểu rủi ro.

Song song, lực lượng bảo vệ và cơ quan thực thi pháp luật tại địa phương cần có mặt kịp thời khi có va chạm xảy ra trong cơ sở y tế. “Chỉ cần có sự hiện diện của lực lượng công an tại cơ sở y tế đã giúp nhân viên y tế yên tâm hơn rất nhiều”, ông Đức nhận định.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ phối hợp tổ chức các hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng giải pháp bảo vệ nhân viên y tế một cách thực chất.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

3 tháng tới, 2 tuổi này dễ mua được nhà – chỉ cần giữ nhịp chi đúng 2 điều

Từ tháng 5 đến tháng 7/2025, một số con giáp bước vào giai đoạn vận tài chính vững – không phải kiểu “trúng lớn”, mà là gom dần – đủ lực – đủ điều kiện để chốt một khoản đầu tư lớn, đặc biệt là nhà ở. Nếu giữ đúng nhịp chi tiêu trong 2 việc quan trọng, khả năng mua được nhà là rất rõ ràng.

‘Đại gia’ bảo hiểm PJICO nợ như chúa chổm

Quý I năm nay, PJICO có doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 890 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả tới hơn 6.620 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với vốn chủ sở hữu.

Vinpearl niêm yết: Bước chuyển lớn của ‘ông trùm’ nghỉ dưỡng

Theo kế hoạch, Vinpearl sẽ niêm yết 1,79 tỷ cổ phiếu, với giá tham chiếu ngày đầu tiên là 71.300 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa của công ty đạt gần 128.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,1 tỷ USD. Đây là một trong những thương vụ niêm yết đáng chú ý nhất năm 2025.