Tài chính

ĐHĐCĐ BIC: Chỉ chia cổ tức 15% tiền mặt, mục tiêu lãi 710 tỷ, tăng vốn khủng thêm 72%

Tóm tắt:
  • BIC sẽ chi gần 176 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt, thay vì cổ phiếu như kế hoạch trước.
  • Công ty dự kiến phát hành hơn 84 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ thêm 72%.
  • Mục tiêu doanh thu phí bảo hiểm năm 2025 đặt ra là 5.600 tỷ đồng, tăng 10,5% so với 2024.
  • Lợi nhuận trước thuế năm 2025 dự kiến đạt 710 tỷ đồng, tăng 9,23% so với năm trước.
  • Đại hội cổ đông thông qua các kế hoạch tăng vốn và phân phối lợi nhuận, đảm bảo hoạt động mở rộng và cạnh tranh.

Toàn cảnh đại hội đồng cổ đông BIC (Ảnh: M.N)

Chiều nay (8/5), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC - Mã: BIC) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh năm 2025; phương án phân phối lợi nhuận các năm; phương án tăng vốn điều lệ; bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025 - 2030,...

Chia sẻ tại đại hội, ông Trần Hoài An, Uỷ viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc BIC cho biết mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hậu quả của bão Yagi, kết quả kinh doanh của BIC vẫn ghi nhận những con số tích cực.

Năm 2024, BIC ghi nhận tổng doanh thu phí bảo hiểm luỹ kế đạt 5.066 tỷ đồng, tăng trưởng 6,1%, hoàn thành 98%, đứng thứ 5 về thị phần. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 650 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch. 

Trên cơ sở xem xét kết quả kinh doanh thực tế năm 2024 và định hướng hoạt động năm 2025, sang năm 2025, đối với công ty hợp nhất, BIC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 710 tỷ đồng, tăng 9,23% so với mức thực hiện năm 2024 là 650 tỷ đồng.

 (Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ năm 2025 BIC)

Mục tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm (theo báo cáo riêng lẻ công ty mẹ) được kỳ vọng đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 10,5% so với thực hiện 2024.

Để đạt được mục tiêu đó, BIC đưa ra một số giải pháp kinh doanh năm 2025 như tập trung số hoá các bước xử lý bồi thường; nâng cao chất lượng cán bộ bồi thường, đẩy mạnh phát triển mạng lưới đối tác liên kết trong công tác giải quyết bồi thường; ...

Chia cổ tức 15% tiền mặt

Tại đại hội lần này, Hội đồng quản trị BIC công bố phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2024 (gần 500 tỷ đồng). Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại năm 2024 BIC là gần 424 tỷ đồng.

Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo BIC cho biết dự kiến sẽ bỏ ra gần 176 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt, tương ứng với tỷ lệ 15% từ nguồn trên. Ngoài ra, BIC dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% trong năm 2025 với mức vốn sử dụng tương ứng.

Đáng chú ý, so với tờ trình kế hoạch công bố trước đó, phương án chi trả tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 26%) không được đề cập tại tài liệu lần này. 

 (Nguồn: BIC)

Song song kế hoạch chi trả cổ tức nêu trên, đại diện lãnh đạo BIC cũng trình đại hội thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty theo báo cáo tài chính năm 2024 được kiểm toán, bao gồm các nguồn thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Theo đó, lợi nhuận còn lại chưa phân phối sau khi chi trả cổ tức sẽ được quyết toán và điều chỉnh tương ứng căn cứ kết quả triển khai tăng vốn được đại hội cổ đông thông qua. 

Năm 2024, BIC vươn lên vị trí thứ 5 về thị phần, tăng một bậc so với năm 2023. Chủ tịch Trần Xuân Hoàng cho biết xét về nhu cầu và quy mô kinh doanh, việc tăng vốn điều BIC là cần thiết để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo đánh giá của ban lãnh đạo BIC, việc tăng vốn điều lệ của công ty là một đòi hỏi rất cấp thiết nhằm tăng năng lực tài chính trong hoạt động bảo hiểm, mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu trong chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp.

Hiện nay mức vốn điều lệ của BIC ở mức gần 1.173 tỷ đồng, theo kế hoạch được trình tại đại hội, HĐQT BIC dự kiến nâng vốn lên 2.020 thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Dự kiến, BIC sẽ phát hành gần 84,8 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 100:72,3 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được phát hành thêm 72,3 cổ phiếu mới), với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp.

Tổng giá trị phát hành dự kiến là hơn 847,9 tỷ đồng. Nguồn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty theo báo cáo tài chính năm 2024 đã kiểm toán bao gồm thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Thời gian thực hiện trong năm 2025, sau khi được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. 

Nếu thực hiện xong phương án này vốn điều lệ của BIC sẽ tăng từ 1.173 tỷ lên 2.020 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 72%.

Ngoài ra, đại diện lãnh đạo BIC cũng cho biết trong giai đoạn 2026-2030 công ty sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng bằng cổ phiếu sẽ được phê duyệt hằng năm căn cứ tình hình kinh doanh thực tế. 

Uỷ quyền đầu tư tiền gửi

Tại đại hội, ban lãnh đạo BIC cho biết hoạt động đầu tư tiền gửi là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục tại BIC. Theo tờ trình uỷ quyền đầu tư tiền gửi của BIC tới cổ đông, ĐHĐCĐ quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong BCTC gần nhất.

Bên cạnh đó, đại hội thảo luận và thông qua hợp đồng với người có liên quan có giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của BIC được ghi trong BCTC gần nhất.

ĐHĐCĐ thảo luận và thông qua các giao dịch có giá trị từ 35% trở lên hoặc giao dịch dẫn đến tổng giá trị giao dịch phát sinh trong vòng 12 tháng kể từ ngày thực hiện giao dịch đầu tiên có giá trị từ 35% trở lên tổng giá trị tài sản ghi trên BCTC gần nhất hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan.

Bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030

ĐHĐCĐ năm 2025 cũng sẽ đánh dấu nhiệm kỳ mới của HĐQT và Ban Kiểm soát của BIC. Tại Đại hội, ngân hàng dự kiến sẽ bầu ra 6 thành viên HĐQT (không bao gồm hai thành viên HĐQT độc lập vẫn giữ nguyên nhiệm kỳ đang hiệu lực 2024-2029) và 5 thành viên Ban Kiểm soát.

Cụ thể, 6 thành viên đại diện vốn BIDV (4 thành viên HĐQT và hai thành viên BKS), 4 thành viên đại diện vốn Fairfax (hai thành viên HĐQT và hai thành viên BKS) và một thành viên Ban KS không phải là đại diện của BIDV hoặc Fairfax.

 

 

THẢO LUẬN

Cổ đông: Kết quả lợi nhuận BIC vượt kế hoạch dù chi phí bồi thường thiệt hại do bão Yagi ước tính hơn 750 tỷ đồng. Ban chủ toạ chia sẻ thêm tiến độ bồi thường ra sao, tác động này đã phản ánh đủ vào kết quả kinh doanh của BIC hay chưa?

Tổng Giám đốc Trần Hoài An: Cơn bão Yagi tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của BIC, khiến chi phí bồi thường tăng cao đặc biệt đối với tài sản con người và xe cơ giới.

BIC đã thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng với số tiền 600 tỷ, tất cả các hoạt động liên quan đến bão Yagi đã phản ánh đầy đủ trong kết quả kinh doanh. Hiện tại, chúng tôi còn tồn đọng khoảng 60 bộ hồ sơ do khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ.

Đối với những bộ hồ sơ khách hàng cung cấp đầy đủ, đến thời điểm này BIC chưa có trường hợp nào phải kéo nhau ra toà, BIC cam kết khách hàng như thế nào thì thực hiện như thế đó,  khách hàng đều đồng thuận với cách xử lý bồi thường của BIC. 

Cổ đông: Trong kế hoạch doanh thu 5.600 tỷ đồng, mảng nghiệp vụ nào sẽ là động lực tăng trưởng chính 2025?

Tổng Giám đốc Trần Hoài An: Đối với BIC, chúng tôi làm tất cả những nhiệm vụ bảo hiểm phi nhân thọ, trong các năm trước bancas chiếm đến 40-50% doanh số.

Năm nay, ngoài bancas có chững lại, chúng tôi đang tập trung đẩy mạnh hoạt động liên quan đến bán lẻ và tài sản kĩ thuật, cụ thể như trong 4 tháng đầu năm, các chỉ số liên quan đến bán lẻ và tài sản kĩ thuật đều tăng tưởng tốt, tuy nhiên chúng tôi đặt kỳ vọng cao hơn. Theo đó, những sản phẩm chính mà chúng tôi tập trung trong thời gian tới là tài sản kĩ thuật, xe cơ giới. 

Cổ đông: Mảng bảo hiểm sức khoẻ cũng như hoạt động bancas đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu. Tại kỳ họp cổ đông năm nay, một số ngân hàng như VPBank, Techcombank cho biết muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ để hoàn thiện hệ sinh thái, BIC đánh giá ra sao về cạnh tranh tại lĩnh vực bảo hiểm sức khoẻ?

Tổng Giám đốc Trần Hoài An: Một số ngân hàng lớn như VPBank, Techcombank có kế hoạch thành lập công ty bảo hiểm, đây là hệ sinh thái tất yếu trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm ngân hàng. Tuy nhiên đối với BIC, chúng tôi đi theo lộ trình, các sản phẩm bảo hiểm khách hàng cá nhân, so với mọi năm tăng trưởng có thể không bằng, nhưng vẫn ghi nhận tăng trưởng hơn so với cùng kỳ.

Về vấn đề cạnh tranh bảo hiểm sức khoẻ trong thời gian tới, chúng tôi đánh giá đây là cơ hội cho các công ty bảo hiểm có chính sách xuyên suốt,có quyền lợi khách hàng và mức phí phù hợp thì sản phẩm vẫn tồn tại được. 

Cổ đông: Trong bối cảnh ngành ngân hàng hạ lãi suất hỗ trợ nền kinh tế, thì đối với các khoản mục đầu của công ty sẽ còn tiếp tục gửi tiếp kiện tại ngân hàng mẹ BIDV hay ra tăng ở những kênh đầu tư khác? Doanh mục đầu tư chứng khoán của công ty có bị ảnh hưởng nặng do cú sốc tháng 4 vừa rồi hay không?

Chủ tịch Trần Xuân Hoàng: Mục tiêu nền kinh tế tăng trưởng 8%, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đứng trước áp lực tăng trưởng lớn, Chính phủ yêu cầu ngân hàng có mức lãi suất cho vay hợp lý để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế. 

Đối với hạ lãi suất cho vay, thì một trong những việc ngân hàng phải làm đó là hạ lãi suất tiền gửi. Với việc hạ lãi suất tiền gửi thì chung toàn thị trường, BIC không thể nằm ngoài được.

Cái thứ hai là một trong những kết quả BIC có được đó là nhờ thực hiện việc bán chéo qua các ngân hàng. Theo đó, một trong những cam kết với ngân hàng thực hiện bán chéo, đó là phải đầu tư lại tiền gửi với doanh thu thu được từ hoạt động bảo hiểm, tối thiểu tỷ trọng trong đầu tư phải tương xứng với quy mô doanh thu khi thực hiện bán chéo qua các ngân hàng. 

Về chính sách áp thuế tháng 4 từ Mỹ, chắc chắn có ảnh hưởng đến hoạt động chứng khoán đầu tư BIC. Theo đó, BIC đã thực hiện đánh giá lại, phân loại cổ phiếu nào ảnh hưởng trực tiếp, sau đó điều chỉnh chính sách, tuy nhiên không phải cổ phiếu nào cũng bị ảnh hưởng, do đó lựa chọn cổ phiếu hợp lý để tiếp tục đầu tư.

Do đó, sẽ điều chỉnh lại trong hoạt động đầu tư mảng chứng khoán, cái nào trước đó đang nói là giữ bây giờ thoái ở đâu sẽ nói lại, cái nào cần giữ thì tăng thêm như thế nào.  

Đại hội cổ đông thông qua tất cả các tờ trình.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Còn bao nhiêu cơ hội sở hữu căn hộ hàng hiệu JW Marriott tại Việt Nam?

Hiện nay, trên thế giới chỉ có 9 khu căn hộ mang thương hiệu JW Marriott, tọa lạc ở những vị trí đắt giá bậc nhất ở Florida (Mỹ), đảo Jeju (Hàn Quốc), đảo Al Marjan (UAE)... trong đó chỉ có 5 nằm trong khu vực đô thị và chỉ duy nhất 1 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phẫu thuật kép điều trị vô sinh nam

Anh Lực, 36 tuổi, mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng dẫn đến không có tinh trùng, vô sinh, được bác sĩ phẫu thuật "2 trong 1" giúp có con và điều trị bệnh lý.

Nên rửa mặt bao nhiêu lần mỗi ngày?

Người có da dầu không nên rửa mặt quá hai lần mỗi ngày vì có thể gây tác dụng ngược, còn người vận động nhiều có thể rửa mặt nhiều hơn để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn.

Bé trai sốc phản vệ nguy kịch vì vết đốt của ong ruồi

Một bé trai 3 tuổi tại TP.HCM vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cứu sống khỏi cơn sốc phản vệ nguy kịch do bị ong ruồi đốt. Trường hợp này là lời cảnh báo nghiêm trọng về những tai nạn tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây hậu quả chết người nếu không được xử trí kịp thời.

Bé 2 tuổi bỏng thực quản nặng vì uống nhầm bột thông cống

Một bé trai 2 tuổi tại TP.HCM vừa được Bệnh viện Nhi Đồng 2 cứu sống sau khi uống nhầm bột thông cống – hóa chất cực mạnh có tính ăn mòn, gây tổn thương nghiêm trọng thực quản và khoang miệng. Tai nạn xảy ra là hồi chuông cảnh báo phụ huynh về mối nguy từ các loại hóa chất lưu trữ trong gia đình.

Đề xuất 7.700 tỉ đồng nâng cấp QL 28

3 tỉnh Đắk Nông - Lâm Đồng - Bình Thuận kiến nghị nâng cấp toàn tuyến QL28 kết nối 3 địa phương này lên quy mô đường cấp III, chiều dài khoảng 308 km với tổng kinh phí dự kiến khoảng 7.700 tỉ đồng.