Bất động sản

ĐBQH: Để đất đai trở thành sức mạnh của nền kinh tế phải cho phép thu hồi đối với các dự án lớn

Điều 79 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai do Chính phủ trình ngày 29/5/2023 đã bổ sung một số nội dung như: Bổ sung khái niệm “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” dùng để làm gì;  Bổ sung các loại dự án cần thiết trên thực tế như: “cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở; phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm; thực hiện dự án đầu tư từ hoạt động lấn biển,...   

Dự thảo ngày 15/9/2023 bổ sung khoản 27 Điều 79 như sau: “Các dự án sau đây là dự án trọng điểm do HĐND cấp tỉnh quyết định phù hợp với điều kiện của địa phương trên nguyên tắc khả năng huy động nguồn vốn thực hiện dự án và quỹ đất hiện có: dự án nhà ở thương mại; dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ.” 

Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: quochoi.vn).

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 3/11, ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho biết, Nghị quyết 18-NQ/TW nêu ra yêu cầu bảo đảm nguyên tắc thỏa thuận trong thu hồi đất. Do đó cần làm rõ khi nào thỏa thuận và thỏa thuận ra sao.

Đại biểu lưu ý cần phân biệt đất thu hồi cho các dự án nhà ở thương mại, nếu là đất ở thì hai bên buộc phải thỏa thuận. Nhưng nếu là đất nông nghiệp thì chỉ có thể là Nhà nước đứng ra thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển cho doanh nghiệp thông qua đấu giá. Tuy nhiên, đối với đất nông nghiệp để chuyển cho dự án sản xuất nông nghiệp của doanh nghiệp, theo đại biểu lúc này cần phải thực hiện thỏa thuận.

Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: quochoi.vn).

Tranh luận về vấn đề này, ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho biết, Nghị quyết số 18 có nêu tiếp tục cơ chế thoả thuận trong thu hồi đất, nhưng không yêu cầu tất cả các dự án đều phải thoả thuận. 

Đại biểu cho rằng, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Điều 79 là là nhằm phát huy nguồn lực đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội. 

Các khoản tại Điều 79 đều là lợi ích công, nhưng quan trọng nhất là phải phát huy được nguồn lực của đất đai. Để đất đai trở thành sức mạnh của nền kinh tế thì phải cho phép thu hồi đối với các dự án. Trong đó, phải có quy định cụ thể về quy mô, tính chất của dự án. 

Cụ thể, Đại biểu An đề nghị phải quy định rõ trong Điều 79 những dự án có quy mô từ 300 ha trở lên và phải là những khu đô thị, khu dân cư hiện đại mới đủ tiêu chí để Nhà nước thu hồi đất. "Làm như vậy thì đất nước mới có những đô thị lớn, những công trình dự án lớn. Còn nếu để cho doanh nghiệp tự thỏa thuận thì rất khó, không thể nào dự án hàng trăm ha mà đi thỏa thuận với từng hộ dân, tất nhiên lợi ích của doanh nghiệp và người dân đều phải hài hòa", vị này đề xuất.

Trong khi đó, ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho biết, tại Điều 79 quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đã liệt kê 31 trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn rằng, việc liệt kê các trường hợp cụ thể như vậy có thể sẽ chưa bao quát hết và cho rằng, quy định như vậy vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

Vì vậy, đại biểu đề xuất Quốc hội xem xét chỉnh sửa, bổ sung điều chỉnh các điều khoản liên quan trong dự thảo luật theo hướng Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng thực hiện dự án. 

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cũng đề nghị làm rõ các trường hợp thu hồi đất tại Điều 79. Cụ thể, Đại biểu đề nghị làm rõ các trường hợp thu hồi đất là trường hợp gì và những cơ quan nào sẽ quyết định bởi Luật thì phải rõ ràng, khách quan, minh bạch, nhất là trường hợp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đại biểu cho rằng, trường hợp mà chưa làm rõ được thì thì sẽ trình UBTVQH bổ sung sau theo thủ tục rút gọn. Vì vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các khoản 1 đến khoản 31 Điều này.

Cũng liên quan đến quy định thu hồi đất, ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) đề nghị, với Khoản 32 Điều 79 quy định trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 31 của Điều này thì Quốc hội sửa đổi, bổ sung về các trường hợp thu hồi đất của Luật này theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đại biểu ưcho rằng quy định như thảo Luật lần này đã đảm bảo phù hợp với Điều 54 của Hiến pháp, đó là Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và do luật định thì báo cáo với Quốc hội. Theo đại biểu, quy định này đã khắc phục được tình trạng quy định chung chung và không rõ ràng như dự Luật trước đây. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm