Cây Sitka là tên gọi của một loài cây họ trần thuộc họ Thông, được các nhà khoa học coi là "cây cô đơn nhất trên Trái Đất" vì chúng sống ở nơi vô cùng hẻo lánh không người sống thuộc - đảo Nam Cực.
Loài cây "cô đơn" sống ở hòn đảo hẻo lánh, cây gần nhau nhất cách tới 200 km!
Cây Sitka gần nhau nhất cũng cách tới 200 km! Ảnh: BBC
Tuy nhiên loại cây này lại nắm giữ chìa khóa quan trọng cho câu trả lời về sự phát triển của loài người, loài cây này cũng là "nhân chứng sống" duy nhất biết được chính xác khi nào thì thời đại Anthropocene (thế Nhân Sinh) bắt đầu.
Đây là một giai đoạn gần đây nhất trong lịch sử Trái Đất nhưng thời điểm bắt đầu của nó lại gây tranh cãi và không thống nhất giữa các nhà khoa học, do đó các nhà khoa học xem thế Anthropocene bắt đầu từ thế kỷ 18 mà không biết chính xác, cụ thể hơn.
Xem video:
Tiến sĩ Jonathan Palmer - đồng tác giả nghiên cứu đang lấy mẫu từ sâu bên trong lõi cây Sitka. Nguồn: Youtube/ Intrepid Science
Nhiều nhà khoa học ủng hộ thời điểm bắt đầu của thời kì này cũng trùng với sự phát minh của James Watt ra động cơ hơi nước năm 1784, đánh dấu bước tiến mới của con người và mở ra thời đại công nghiệp, thời kỳ tác động mạnh mẽ nhất của con người tới Trái Đất.
Trong cuốn sách Guinness Book of World Records, loài cây Sitka được công nhận là loài cây cô đơn nhất sống ở hòn đảo New Zealand là Campbell cận Nam Cực, một cây khác thuộc loài này cũng sống rất xa (200 km) trên đảo Auckland.
Cây Sitka ở đảo Spruce Island, Alaska. Ảnh: BBC
Cây Sitka - "nhân chứng sống" lưu giữ thông tin về thế Nhân Sinh
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Đại học New South Wales (Australia) và thành viên cuộc viễn chinh của Australasian Antarctic Expedition 2013-2014 cho biết họ đã tìm thấy cây Sitka từng chứng kiến vụ thử hạt nhân năm 1962.
Hay nói cách khác, cây Sitka này chính là "nhân chứng sống" cho sự khởi đầu thế Nhân Sinh (Anthropocene), một thời kì địa chất mà con người đóng vai trò chính yếu.
Theo đó, các nhà khoa học của Đại học Keele (Anh) đã phát hiện ra một lượng lớn carbon phóng xạ tạo bởi vụ thử nghiệm hạt nhân ở bán cầu Bắc bên trong lõi cây Sitka và được "chữa lành" nhờ quá trình quang hợp của cây.
Những chất này được tìm thấy ở phần sâu nhất. chắc nhất của thân cây và cành cây như một bằng chứng không thể chối cãi về việc con người đã tác động đến hành tinh của mình ghê gớm đến mức nào!
Vụ thử nghiệm hạt nhân "Small boy" tại Nevada tháng 7 năm 1962.
Giáo sư Fogwill của khoa Địa chất và Môi trường tại Đại học Keele phát biểu:
"Với sự tác động đó, Vụ thử hạt nhân đã ảnh hưởng đến khí quyển Trái Đất và là thừa nhận về ảnh hưởng chính mà nhân loại đã gây ra tới sự biến đổi của hành tinh, việc tìm thấy dấu hiệu phóng xạ bên trong lõi cây như đóng một dấu chứng nhận không xóa được".