Lâu nay, các doanh nghiệp về công nghệ thường gắn liền với hình ảnh làm việc liên tục, cạnh tranh gay gắt và ít có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi.
Nhưng với Asana, một công ty quản lý hiệu suất kinh doanh tại nơi làm việc được sáng lập bởi cựu nhân viên của Facebook và Google đã không tiếp tục từ khuôn mẫu này.
Asana được xây dựng dựa trên các yếu tố như: chánh niệm, giao tiếp hiệu quả, lòng từ bi - đó là tất cả các yếu tố cần thiết để thành công lâu dài. Và họ đã trở nên nổi tiếng là một môi trường làm việc tích cực.
Với cách tiếp cận mới này đã giúp Asana là một trong những đơn vị hiếm hoi nhận được đánh giá hoàn hảo trên Glassdoor và đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng những nơi làm việc tốt nhất năm 2017 do Glassdoor bình chọn. Ngoài ra, công ty cũng được tạp chí Entrepreneur bình chọn là một trong những công ty có văn hóa doanh nghiệp tốt nhất năm 2017.
Với hai người sáng lập Dustin Moskovitz và Justin Rosenstein, đây chính là mục tiêu ngay từ đầu khi họ bắt đầu có ý tưởng xây dựng Asana vào năm 2008. Họ đã soạn thảo sẵn hai điều trước khi làm nên một Asana như bây giờ đó là: mã nguồn của Asana và các giá trị cốt lõi của công ty.
Các giá trị cốt lõi của công ty bao gồm những giá trị cân bằng cuộc sống như cân bằng công việc với cuộc sống, sống bao dung, tập trung vào chánh niệm, tĩnh tâm trước mọi việc, có trách nhiệm, luôn công khai và trung thực.
Thời gian đâu khi Asana hướng tới một nơi làm việc với không khí cởi mở và đầy sự hợp tác, họ đã gặp rất nhiều khó khăn với những giá trị cốt lõi khác biệt. Bởi vì với nhiều công ty, văn hóa doanh nghiệp được xem như một thứ gì đó được hình thành tự nhiên giống như một bữa ăn trưa hoặc bàn chơi bóng bàn miễn phí.
Thay vì nhìn nhận văn hóa giống như một thứ gì đó mặc định có sẵn như trước đây, Moskovitz và Rosenstein cho rằng văn hóa giống như một sản phẩm cần phải được thiết kế, thử nghiệm, sửa lỗi và lặp lại cho tới khi hoàn thiện giống như bất kỳ sản phẩm khác mà họ đã phát hành.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng Asana thường xuyên được đánh giá lại và liên tục thiết kế những cách mới để kết hợp các giá trị cốt lõi vào mọi quy trình của công ty.
Rosenstein chia sẻ: "Chúng tôi thường xuyên thực hiện khảo sát người dùng ẩn danh để đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sản xuất của công ty".
Sau mỗi kết quả khảo sát, Asana chỉ ra những "lỗi văn hóa" và tìm mọi cách để sửa lại chúng hoàn thiện như các lỗi cơ bản của một sản phẩm bất kỳ.
Ngoài ra, Asana đã tái cấu trúc lại việc phân chia trách nhiệm của các nhóm ngành, để đảm bảo rằng không có bất kỳ nhân viên nào cảm thấy họ bị dối trá (có nghĩa là các quyết định của họ sẽ không còn bị quản lý bác bỏ).
Rosenstein cho biết rằng, tất cả các nhân viên của Asana đều được đào tạo kỹ càng từ những việc nhỏ nhất. Ngay từ khi mới thành lập công ty họ đã quan tâm tới việc đa dạng lực lượng lao động, nhấn mạnh vào vấn đề đa sắc tộc và đa giới tính.
Năm 2015, Asana đã đưa Sonja Gittens-Ottley từ Facebook về làm việc cho công ty đánh dấu sự đa chủng tộc trong nhân sự. Sau đó, Asana tiếp tục thiết lập các mối quan hệ hợp tác với Code2040, Ola initiative, và DevColor đó là những công ty công nghệ có nhân sự thuộc nhiều chủng tộc thiểu số.
Bếp ăn
Để tăng cường hiệu quả trong công việc cũng như quan tâm tới cuộc sống của nhân viên, Asana cung cấp các bữa ăn và đồ ăn nhẹ miễn phí ở xung quanh khu vực làm việc. Có bếp ăn riêng để chuẩn bị hai bữa ăn hàng ngày, thực đơn thay đổi theo mùa.
Một góc làm việc tại Asana
Tất cả các nhân viên được hỗ trợ 10.000 USD để xây dựng khu vực, không gian làm việc của họ. Không những thế, họ còn sở hữu một nơi luyện tập thể thao trong mơ với các máy chạy bộ nhìn ra bên ngoài từ tầng 8 tại trụ sở ở San Francisco. Có khu vực chơi trò chơi, ghế ngồi để thư giãn, thiền định và tập yoga hai lần một tuần.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp cá nhân, công ty sẽ sẵn sàng tạo cơ hội, thậm chí còn cung cấp một người hướng dẫn cho bạn. Asana luôn tìm kiếm và giữ lại những nhân lực thực sự có tài.
"Chúng tôi tạo dựng một nền văn hóa doanh nghiệp khắt khe, nhưng vô cùng chắc chắn", Rosenstein chia sẻ.
"Ngay cả những công ty nước ngoài khi đầu tư họ cũng chú trọng vào văn hóa. Đối xử tốt với nhau, tôn trọng lẫn nhau, xây dựng một nền văn hóa mà bạn thực sự muốn. Đó là tất cả những điều làm mọi người trở nên hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn".