Sức khỏe

Đau tim trong khi ngủ: Làm thế nào để ngăn ngừa?

Đau tim là tình trạng xảy ra khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn, thường là do cục máu đông, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Đau tim trong khi ngủ: Làm thế nào để ngăn ngừa? - Ảnh 1.

Các cơn đau tim xảy ra vào ban đêm thường khiến việc cấp cứu bị chậm trễ

ẢNH: AI

Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết khoảng 25% các ca đau tim xảy ra khi đang ngủ hoặc vào sáng sớm, thời điểm mà hoóc môn và huyết áp biến động mạnh nhất. Điều nguy hiểm là người bệnh thường không nhận biết triệu chứng đau thắt ngực do đang ngủ sâu, dẫn đến chậm cấp cứu.

Tuy nhiên, đau tim trong lúc ngủ không phải là điều không thể phòng tránh. Một số cách khoa học, dễ áp dụng có thể giúp bảo vệ trái tim khi ngủ.

Kiểm soát huyết áp buổi tối và ban đêm

Huyết áp không hạ khi ngủ là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu trên chuyên san American Heart Association cho thấy những người có huyết áp không giảm vào ban đêm có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao gấp 2 lần người bình thường.

Do đó, người mắc huyết áp cao cũng cần theo dõi huyết áp ban đêm. Trong nhiều trường hợp, dùng thuốc vào buổi tối thay vì sáng giúp kiểm soát huyết áp đêm tốt hơn, nhờ đó giảm nguy cơ xảy ra đau tim. Ngoài ra, để huyết áp ổn định, người bệnh cũng cần hạn chế muối trong bữa tối, tránh caffeine sau 3 giờ chiều và ngủ đúng giờ theo nhịp sinh học.

Giảm căng thẳng trước giờ đi ngủ

Căng thẳng kéo dài và lo âu làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và tăng nhịp tim ngay cả khi ngủ. Trung tâm y tế phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ) cho biết căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ hoóc môn cortisol và adrenaline, khiến tim hoạt động quá tải ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi.

Vì vậy, người bệnh nên có thói quen thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn thiền 5-10 phút, tập thở sâu hoặc viết nhật ký để giải phóng suy nghĩ trong đầu.

Điều trị ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ làm giảm ô xy trong máu, tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ gây đau tim trong lúc ngủ. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, có tới 50% bệnh nhân tim mạch mắc chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình hoặc nặng.

Dấu hiệu của bệnh là ngủ ngáy to, thức dậy nghẹt thở, mệt mỏi ban ngày, tiểu đêm nhiều. Ngưng thở khi ngủ không chỉ ảnh hưởng giấc ngủ mà còn khiến tim làm việc quá sức trong đêm. Nếu phát hiện các dấu hiệu trên thì cần sớm đến bác sĩ kiểm tra, theo Medical News Today.

Các tin khác

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Rau củ này nên ăn sống mới tốt!

Ai cũng biết ăn nhiều rau củ có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết có một số loại rau nên ăn sống để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Quả hồng xiêm có tác dụng gì?

Hồng xiêm không chỉ ngon ngọt dễ ăn mà còn giàu dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và chống oxy hóa hiệu quả cho cơ thể.