Kỹ năng sống

Trẻ có EQ cao không bao giờ dùng 3 “giọng điệu” này khi nói chuyện, nếu con bạn cũng vậy thì xin chúc mừng

TIN MỚI

Nghiên cứu của Đại học Harvard Hoa Kỳ chỉ ra rằng, để trở thành một người thành công thực sự, chúng ta cần đến 80% EQ và 20% IQ. Từ đó có thể thấy, IQ lẫn EQ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến tương lai sau này.

Theo các chuyên gia, trẻ có EQ cao không chỉ biết cách điều tiết cảm xúc cá nhân mà còn có khả năng giao tiếp tinh tế, ứng xử linh hoạt và gây thiện cảm với mọi người xung quanh. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của EQ cao ở trẻ chính là giọng điệu khi giao tiếp.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có trí tuệ cảm xúc tốt thường không sử dụng 3 kiểu giọng điệu dưới đây khi giao tiếp. Nếu con bạn cũng không sử dụng những kiểu nói chuyện này thì xin chúc mừng bởi trẻ đang có nền tảng cảm xúc lành mạnh, vững vàng cho tương lai.

1. Giọng điệu chống đối

Một biểu hiện dễ nhận thấy ở những đứa trẻ có chỉ số EQ thấp là thường xuyên nói chuyện bằng giọng điệu chống đối: cáu kỉnh, cãi ngang, gắt gỏng hoặc tỏ thái độ bất hợp tác khi được nhắc nhở. Những câu nói như “Con không cần biết!”, “Đừng bắt con!”, hay “Tại sao lúc nào cũng là con?”... phản ánh sự thiếu kiểm soát cảm xúc và xu hướng đẩy trách nhiệm của trẻ.

Ngược lại, trẻ có EQ cao sẽ biết tiết chế cảm xúc tiêu cực và lựa chọn cách diễn đạt phù hợp hơn khi không đồng tình với người khác. Thay vì phản ứng bằng giọng điệu gay gắt, các em thường giữ thái độ bình tĩnh và nói: “Con chưa hiểu ý mẹ lắm, mẹ giải thích thêm được không ạ?” hoặc “Con thấy việc này hơi khó, mình có thể làm theo cách khác không?”

Có thể thấy, trẻ có EQ cao thể hiện khả năng ứng xử khéo léo, biết điều chỉnh lời nói để tránh xung đột và duy trì không khí giao tiếp tích cực. Đó cũng là lý do các em thường dễ được thầy cô, bạn bè và người lớn tin tưởng, yêu mến.

Trẻ có EQ cao không bao giờ dùng 3 “giọng điệu” này khi nói chuyện, nếu con bạn cũng vậy thì xin chúc mừng- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Internet

2. Giọng điệu ra lệnh

“Con bảo là con không thích rồi mà!”, “Mẹ phải làm thế này mới đúng”, “Đưa đây cho con!”... đây là kiểu giọng điệu thể hiện sự kiểm soát và áp đặt. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ không nói chuyện theo kiểu ra lệnh, kể cả khi các em không đồng tình với người lớn hoặc bạn bè.

Những đứa trẻ như vậy thường biết kiềm chế cảm xúc nóng nảy, thay vào đó sẽ diễn đạt mong muốn một cách mềm mỏng: “Con nghĩ là mình có thể làm cách khác được không ạ?” hoặc “Mẹ ơi, con có ý này, mẹ thấy thế nào ạ?”

EQ cao không đồng nghĩa với sự cam chịu hay thiếu chính kiến, mà là biết cách bày tỏ quan điểm đúng lúc, đúng cách. Điều này khiến cho người khác dễ tiếp nhận mà vẫn giữ được sự tôn trọng lẫn nhau.

3. Giọng điệu than vãn, đổ lỗi

Theo các chuyên gia, trẻ hay than phiền, đổ lỗi bằng những câu như: “Tại bạn ấy làm con hỏng hết!”, “Con không làm được đâu, khó quá!”... thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và chịu trách nhiệm cá nhân. 

Ngược lại, trẻ có EQ cao sẽ hiếm khi than vãn hoặc đổ lỗi. Các em thường chủ động tìm hướng giải quyết khi gặp vấn đề, và nếu có sai sót, sẽ dũng cảm nhận lỗi thay vì né tránh. Điều này không chỉ cho thấy khả năng chịu trách nhiệm mà còn phản ánh sự trưởng thành trong tư duy cảm xúc. Đây là điều mà nhiều người lớn cũng chưa chắc làm được.

Trẻ có EQ cao không bao giờ dùng 3 “giọng điệu” này khi nói chuyện, nếu con bạn cũng vậy thì xin chúc mừng- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ: Internet

Cha mẹ nên làm gì để giúp con nâng cao EQ?

Trí tuệ cảm xúc không phải là khả năng bẩm sinh, mà là kỹ năng có thể rèn luyện và phát triển theo thời gian. Trong hành trình đó, cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ cách kiểm soát cảm xúc và ứng xử khéo léo trong giao tiếp.

Các tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.