Kinh doanh

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7?

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2024, diện tích trồng cà phê của Việt Nam khoảng 716.600 – 730.000 ha với sản lượng xấp xỉ 1,47 triệu tấn.

Trong đó, top 5 vùng trồng cà phê lớn nhất cả nước gọi tên Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Tính đến hết năm 2024, Đắk Lắk có hơn 212.106 ha trồng cà phê, sản lượng thu hoạch trong năm 2024 đạt khoảng 561.000 tấn. 

Đứng thứ 2 về diện tích trồng cà phê là Lâm Đồng với tổng cộng 176.800 ha trồng cà phê, cho sản lượng gần 592.000 tấn mỗi năm.

Ba tỉnh còn lại trong top 5 địa phương có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước là Đắk Nông (khoảng 140.000 ha), Gia Lai (hơn 105.000 ha) và Kon Tum (hơn 25.000 ha).

Tuy nhiên sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, thủ phủ cà phê mới của Việt Nam sẽ thay đổi. Cụ thể, Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ hợp nhất và lấy tên là tỉnh Lâm Đồng. Toàn địa bàn này có hơn 319.350 ha trồng cà phê, dẫn đầu cả nước. 

Đứng thứ 2 là Đắk Lắk sau khi hợp nhất với Phú Yên (lấy tên là Đắk Lắk) với tổng diện tích trồng cà phê khoảng 213.500 ha (diện tích trồng cà phê của Phú Yên cũ rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1.500 ha).

Thủ phủ cà phê Việt Nam ‘đổi chủ’ sau sáp nhập - bản đồ ‘vàng nâu’ của Việt Nam ra sao kể từ 1/7? - Ảnh 2.

5 địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích trồng cà phê trước và sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đơn vị: ha.

Gia Lai sau khi sáp nhập với Bình Định (lấy tên là Gia Lai) ở vị trí thứ 3 với hơn 105 nghìn ha trồng cà phê. Kon Tum sau khi sáp nhập với Quảng Ngãi và lấy tên là Quảng Ngãi sẽ đứng vị trí thứ 4 với diện tích khoảng 25.000 ha.

Đứng thứ 5 về diện tích trồng là Sơn La - một trong những tỉnh không thực hiện sáp nhập, với 21.000 ha cà phê, tập trung chủ yếu tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu và TP Sơn La, sản lượng ước đạt 35.000-45.000 tấn cà phê nhân mỗi năm.

Năm 2024 là một năm đặc biệt với ngành hàng cà phê. Lần đầu tiên, giá cà phê Việt Nam cao nhất thế giới. Giá cà phê Robusta xuất khẩu (loại cà phê Việt Nam có sản lượng đứng đầu thế giới) cao hơn cả giá cà phê Arabica.

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến phục hồi trong niên vụ 2024 - 2025, chủ yếu nhờ sản lượng tăng lên ở Việt Nam và Indonesia. Trong khi đó, với mức tiêu thụ đang tăng, lượng cà phê tồn kho toàn cầu vào cuối năm 2024 sẽ giảm hơn nữa, xuống còn 20,9 triệu bao.

Trong 6 tháng đầu năm, cà phê là mặt hàng nông sản có kim ngạch lớn nhất khi thu về 5,5 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng cà phê có khả năng vượt mục tiêu kế hoạch là 7,5 tỷ USD trong năm 2025, tăng 36,9% so với cùng kỳ 2024. Trong 6 tháng cuối năm, Việt Nam chỉ cần xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD là có thể đạt mục tiêu năm. 

Các tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Siết quản lý lưu trú ngắn hạn: Cơ hội cho người mua ở thực

Mô hình lưu trú ngắn hạn như Airbnb phát triển mạnh tại các đô thị lớn thời gian qua. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng căn hộ từ “nhà ở” sang “lưu trú” làm gia tăng áp lực lên hệ thống hạ tầng, ảnh hưởng đến chất lượng sống của cư dân, gây khó khăn trong khâu an ninh, phòng cháy chữa cháy và quản lý dân cư.

Ông Trump đe dọa áp thuế 35% lên hàng hóa Nhật: Thị trường lo ngại kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục khuấy động căng thẳng thương mại bằng tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 35% với hàng hóa từ Nhật Bản. Cảnh báo này không chỉ khiến giới phân tích và thị trường tài chính lo ngại, mà còn đặt chính phủ Nhật vào thế khó trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới.