Dinh dưỡng

Dấu hiệu sớm bệnh tâm thần phân liệt

Tóm tắt:
  • Tâm thần phân liệt biểu hiện qua hành vi, cảm xúc và nhận thức kém trước khi xuất hiện ảo giác hoặc ảo tưởng.
  • Các dấu hiệu sớm gồm xa rời xã hội, giảm hiệu suất, vấn đề giấc ngủ, thiếu động lực và vệ sinh kém.
  • Người bệnh có thể nói khó hiểu, thể hiện cảm xúc bất thường, hành vi kỳ lạ và gặp khó khăn trong lập kế hoạch.
  • Thay đổi cảm xúc như sợ hãi, trầm cảm hoặc ý nghĩ tự tử thường xuất hiện trước các triệu chứng chính.
  • Bệnh ảnh hưởng đến suy nghĩ, lý luận, thậm chí gây rối loạn trong giao tiếp và phản ứng không phù hợp.

Tâm thần phân liệt là dạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng liên quan đến những thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành vi. Người mắc tình trạng này thường mất kết nối với thực tế, có thể trải qua ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại) và ảo tưởng (tư tưởng, suy nghĩ không có thật). Dưới đây là những dấu hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt.

Các dấu hiệu hành vi

Người bệnh thường bị ảo giác hoặc ảo tưởng mà không nhận ra các triệu chứng này hoặc không bộc lộ.

Những thay đổi về hành vi liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt có thể xảy ra trước khi một người bị ảo giác hoặc ảo tưởng. Những thay đổi này ở thanh thiếu niên có thể không được chú ý nhiều vì có thể xảy ra. Các dấu hiệu hành vi sớm của bệnh tâm thần phân liệt có thể bao gồm:

  • Xa rời bạn bè và gia đình.
  • Giảm hiệu suất học tập hoặc công việc.
  • Các vấn đề về giấc ngủ.
  • Thiếu động lực.
  • Suy giảm vệ sinh cá nhân.

Trước hoặc trong thời gian khởi phát bệnh loạn thần, người mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể trải qua một số thay đổi hành vi đáng lo ngại như sau:

  • Nói năng khó hiểu.
  • Khó truyền đạt ý tưởng.
  • Thể hiện cảm xúc hoặc ý tưởng bất thường hoặc mãnh liệt.
  • Suy nghĩ và hành động xa rời thực tế.
  • Khó lập kế hoạch hoặc hoạt động nói chung.
  • Hành vi kỳ lạ.

Người mắc chứng tâm thần phân liệt gồm cả thanh thiếu niên có thể dễ có nguy cơ sử dụng hoặc lạm dụng các chất như rượu, nicotine, cocaine hoặc cần sa. Tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả như gây thương tích, nhập viện.

Dù người mắc chứng tâm thần phân liệt dễ bộc phát cảm xúc, gây sốc hoặc thậm chí là đập phá đồ đạc nhưng không được coi là nguy hiểm cho người khác, theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ.

Các dấu hiệu cảm xúc

Nhiều người có những thay đổi về cảm xúc ngay từ mới bắt đầu mắc bệnh, có thể do hoặc không do ảo giác, ảo tưởng gây ra. Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Cảm thấy hoang tưởng, sợ hãi hoặc nghi ngờ.
  • Trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Ý nghĩ tự tử.
  • Sử dụng rượu, nicotine hoặc các loại thuốc khác để đối phó với những cảm xúc khó khăn.

Đôi khi, người bệnh không có cảm xúc hoặc biểu hiện bình thường như:

  • Tránh giao tiếp bằng mắt.
  • Không phản ứng hoặc cử động nhiều.
  • Nói giọng đều đều.
  • Không có biểu hiện thích thú hoặc vui vẻ.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, những thay đổi về cảm xúc ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thường xuất hiện trước các dấu hiệu của bệnh loạn thần, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và người trẻ. Khi lớn lên, những người trẻ tuổi mắc bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng có các triệu chứng giống như những người lớn mắc chứng rối loạn này, bao gồm ảo giác và ảo tưởng.

Các dấu hiệu nhận thức

Ngoài tác động lên cảm xúc, bệnh tâm thần phân liệt có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và lý luận của người bệnh. Một số thay đổi này có thể được nhận biết sớm.

Đôi khi người mắc bệnh tâm thần phân liệt gặp khó khăn trong việc suy nghĩ đến mức giao tiếp bị gián đoạn. Ví dụ trả lời không liên quan đến câu hỏi, trả lời không đầy đủ, kết hợp các từ không liên quan (triệu chứng ít gặp, được gọi là xáo trộn từ ngữ).

(Theo Everyday Health)

Các tin khác

VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỉ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 VPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận gần 1 tỉ USD và chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỉ đồng.