Kinh doanh

Gần 1 triệu một kg “oan gia nhà nông”, người Việt coi là đặc sản

Tóm tắt:
  • Dế trũi từng bị coi là "oan gia" của nông dân vì gây hại cây trồng.
  • Ngày nay, dế trũi trở thành đặc sản với giá trị kinh tế cao.
  • Chúng giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon.
  • Ở Trung Quốc, dế trũi cũng được dùng làm dược liệu quý hiếm.
  • Giá dế trũi khô trên thị trường Trung Quốc cao tới 280 NDT/kg.

Từ “oan gia” đến đặc sản

Với người nông dân, dế trũi trước đây bị coi là “oan gia nhà nông”, bởi chúng có thể cắn phá rễ và thân non của cây trồng. Dế trũi trưởng thành có thể đào đường hầm dưới đất, khiến rễ của một số cây con bị tách khỏi đất, dẫn đến tình trạng cây con bị khô héo hoặc bị chết.

 - Ảnh 1.

Tuy nhiên, dế trũi ngày nay đã không còn bị ghét bỏ như xưa. Ngược lại, chúng được nhiều người săn lùng khi sở hữu giá trị thực phẩm lẫn giá trị dược liệu.

Cùng với xu hướng sử dụng thực phẩm sạch từ côn trùng, dế trũi cũng trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. Loài “oan gia nhà nông” này rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố vi lượng.

 - Ảnh 3.

Tại Việt Nam, dế trũi cũng rất được lòng các thực khách sành ăn nhờ hương vị bùi béo, thơm ngon đặc biệt. Ở vùng Tây Bắc nước ta, dế trũi rang lá chanh còn được coi là đặc sản.

Không chỉ chinh phục nền ẩm thực Việt Nam, dế trũi cũng rất được yêu thích ở Trung Quốc và có thể chế biến thành nhiều món chiên, xào, áp chảo hay xiên nướng.

Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn dùng dế trũi như một loại dược liệu quý hiếm. Vị dược liệu này có công dụng lợi tiểu, chống phù nề, giải độc và hút ẩm, có thể nghiền thành bột để uống. Tại thị trường tỉ dân, giá dế trũi khô đang ở mức rất cao, lên đến 280 NDT/kg, tương đương hơn 974.000đ/kg. Ở Việt Nam, giá của chúng dao động từ 300.000 - 500.000đ/kg.

Các tin khác

VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỉ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 VPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận gần 1 tỉ USD và chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỉ đồng.