Xã hội

Lo ngại tác động thuế quan từ Mỹ, nhiều tổ chức quốc tế điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2025

Tóm tắt:
  • Nhiều tổ chức quốc tế hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2025 do bất ổn kinh tế toàn cầu.
  • Ngân hàng Thế giới hạ dự báo từ 6,8% xuống 5,8% vì Việt Nam dễ tổn thương trước biến động.
  • Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.
  • Ngân hàng ADB và Standard Chartered vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,6% và 6,7%.
  • Việt Nam cần cải cách thể chế để giảm thiểu rủi ro từ bên ngoài và duy trì tăng trưởng bền vững.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng UOB của Singapore vừa hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) 2025 của Việt Nam từ 6,8% và 7% xuống 5,8% và 6%. Còn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Standard Chartered vẫn giữ nguyên dự báo so với trước đó lần lượt là 6,6% và 6,7%.    

(Nguồn: Nguyễn Ngọc tổng hợp ).

Tổn thương trước các biến động

Trong Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương mới nhất được công bố, WB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 từ mức 6,8% (hồi tháng 3) xuống 5,8%.

Lý giải về điều này, WB cho rằng là một nền kinh tế định hướng xuất nhập khẩu (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương gần 170% GDP), nền kinh tế Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước các biến động trong chính sách thương mại toàn cầu.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 30% tổng kim ngạch, trong khi Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chủ yếu (38%).

Trong bối cảnh bất ổn gia tăng, niềm tin của người tiêu dùng có thể tiếp tục suy yếu, kéo theo chi tiêu tiêu dùng thấp. Trong khi đó, các rủi ro trong lĩnh vực tài chính vẫn hiện hữu. Mặc dù Chính phủ còn dư địa tài khóa để kích cầu, việc thực thi các biện pháp hỗ trợ có thể bị cản trở bởi tình trạng giải ngân đầu tư công chậm kéo dài.

"Các rủi ro bên ngoài - như sự thay đổi bất lợi trong chính sách thương mại, tốc độ tăng trưởng toàn cầu thấp hơn kỳ vọng và mức độ bất định cao trong các chính sách toàn cầu - có thể làm chậm đà xuất khẩu cũng như dòng đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)", WB cảnh báo.

Trước đó, Ngân hàng UOB của Singapore cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 xuống 6%, thấp hơn 1 điểm % so với dự báo trước đó là 7%.

Nguyên nhân là Việt Nam dễ tổn thương trước các biện pháp hạn chế thương mại và cần chuẩn bị tâm thế ứng phó với tác động lan rộng của các mức thuế mới, do tính chất mở của nền kinh tế: xuất khẩu chiếm tới 90% GDP của Việt Nam – cao thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore (174%), đồng thời có mức độ phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 30% trong tổng kim ngạch 402 tỷ USD năm 2024, tiếp theo là Trung Quốc (15%) và Hàn Quốc (6%).

Các mặt hàng chính xuất sang Mỹ trong năm 2024 gồm: sản phẩm điện tử mã HS85 (41,7 tỷ USD), điện thoại và linh kiện mã HS84 (28,8 tỷ USD), đồ nội thất mã HS94 (13,2 tỷ USD), giày dép mã HS64 (8,8 tỷ USD), hàng may mặc dệt kim mã HS61 (8,2 tỷ USD), và hàng may mặc không dệt kim mã HS62 (6,6 tỷ USD). Các mặt hàng này chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam trong năm 2024.

“Với mức thuế đối ứng cao chưa từng có, doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với rủi ro thực sự về sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu, khi người tiêu dùng Mỹ phản ứng với giá cả tăng bằng cách hủy hoặc trì hoãn đơn hàng, hoặc thậm chí chuyển sang lựa chọn hàng nội địa khi chênh lệch giá thu hẹp”, UOB lo ngại.

Nguồn: UOB

Trong kịch bản hiện tại, UOB giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm 20% trong năm 2025 (sau khi đã tăng 20% trong năm 2024).

Đồng thời, nếu xuất khẩu sang các thị trường khác giữ nguyên, không tăng trưởng so với mức 283 tỷ USD của năm 2024, thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm khoảng 6% trong năm 2025, trái ngược với mức tăng 13% của năm 2024.

"Với các giả định này, đồng thời tính đến tác động lan tỏa lên sản xuất và dòng vốn FDI, mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy GDP Việt Nam sẽ giảm 1 điểm % so với dự báo cơ sở ban đầu", UOB nêu rõ.

Úng phó linh hoạt trước những biến động  

vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng cả năm ở mức 6,6% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026, song (ADB) cho rằng đây là tính toán trước khi Mỹ công bố các biện pháp thuế quan.

Trong khi việc Mỹ công bố áp thuế gần đây, cùng những bất ổn toàn cầu đang tiếp diễn, có thể đặt ra các thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.

Những bất ổn bên ngoài—như leo thang thuế quan, các biện pháp trả đũa, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ucraina và tình trạng bất ổn đang tiếp diễn tại Trung Đông—có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn tới trung hạn.

Thêm vào đó, sự tăng trưởng chậm lại tại Mỹ và Trung Quốc các đối thương mại lớn của Việt Nam, có thể ảnh hưởng hơn nữa tới triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã đặt ra kế hoạch đạt được mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, điều này có thể giúp giảm thiểu đáng kể những rủi ro từ bên ngoài.

“Tăng trưởng kinh tế có thể đạt cao hơn và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Những cải cách này sẽ kích thích nhu cầu trong nước, tăng hiệu quả quản lý nhà nước trong ngắn hạn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân trong trung và dài hạn”,  ông Shantanu Chakrabort nêu rõ.

(Nguồn: ADB).

Còn theo ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Cấp cao Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered, triển vọng kinh tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố nhờ vào sự hội nhập sâu rộng với các mạng lưới thương mại toàn cầu thông qua nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, cùng với dòng vốn FDI duy trì ổn định.

Những yếu tố này tiếp tục nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu toàn cầu. Vì vậy, Standard Chartered vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2025 vẫn ở mức 6,7% so với trước đó.  

"Trong khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn vững chắc, rủi ro thương mại và biến động tiền tệ có thể tác động đến các quyết định chính sách. Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm đảm bảo ổn định tài chính và ứng phó linh hoạt trước những biến động kinh tế có thể xảy ra”, ông Tim Leelahaphan khẳng định.

Các tin khác

VietinBank eFAST X-Mate – "Trợ lý số" của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Doanh nghiệp lên phương án cho tình huống xấu

TP - Nhiều doanh nghiệp đã lên kịch bản ứng phó với việc điều chỉnh tăng trưởng, điều chỉnh định hướng thị trường, đưa ra các phương án thích ứng với tác động của thuế đối ứng từ Hoa Kỳ… để chuẩn bị cho những khó khăn có thể xảy ra.

Đừng mắc 2 sai lầm nguy hại về nguồn nước khi pha sữa cho con

Pha sữa cho trẻ nhỏ tưởng chừng là việc đơn giản nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu cha mẹ mắc phải những sai lầm trong việc dùng nước pha sữa. Dưới đây là 2 sai lầm phổ biến thường gặp và giải pháp giúp cha mẹ an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Cẩn trọng với khối u không triệu chứng

TP - Trung tâm Gan Mật Tụy (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) vừa điều trị thành công một trường hợp u nang tụy lớn bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

Hà Nội: Cận cảnh trục đại lộ Tây Thăng Long 10 làn xe đang dang dở

Trục Tây Thăng Long Hà Nội đoạn Võ Chí Công, quận Tây Hồ đến Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm dài 5,5 km có tiến độ hoàn thành năm 2021, nhưng đến nay đoạn đường đã bị chậm 4 năm. UBND TP. Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, thông xe kỹ thuật vào tháng 10 tới.

Doanh nghiệp có tiếng chạy đua tất toán nghìn tỷ trái phiếu

Vinhomes chi 1.500 tỷ đồng tiền gốc và hơn 44 tỷ đồng tiền lãi để mua lại trái phiếu, Sovico Holdings mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu, Techcombank chi 3.000 tỷ đồng tất toán sớm một mã trái phiếu, MSB mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng...