Công nghệ

Đấu giá lại tần số "kim cương" 700 MHz cho 5G

Tóm tắt:
  • Khối băng tần 713-723 MHz và 768-778 MHz sẽ đấu giá lại ngày 20/5, dù chỉ có một doanh nghiệp tham gia.
  • Doanh nghiệp phải nộp đặt cọc 100 tỷ đồng và được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận đủ điều kiện.
  • Giá khởi điểm 1.955.613 tỷ đồng; đấu giá bằng nhiều vòng, bước giá 20 tỷ đồng.
  • Trúng đấu giá phải triển khai tối thiểu 2.000 trạm phát sóng, bao gồm 650 trạm ở biển đảo và phủ sóng đường bộ.
  • Trước đó, đấu giá tháng 2 hủy do thiếu doanh nghiệp; năm 2024 đấu giá băng tần khác đã thành công.

Công ty đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia thông báo đấu giá quyền sử dụng khối băng tần 713-723 MHz và 768-778 MHz (B2-B2') trong hai tuần tới tại Cục Tần số Vô tuyến điện. Công ty tiếp nhận hồ sơ đến 15/5. Để đăng ký, doanh nghiệp tham gia cần nộp khoản đặt cọc 100 tỷ đồng và phải được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cấp giấy xác nhận đáp ứng điều kiện đấu giá.

Giá khởi điểm của khối B2-B2' là 1.955.613.000.000 đồng, được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng, với bước giá 20 tỷ đồng.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra trạm phát sóng di động 5G trước lễ diễu binh mừng ngày 30/4 tại TP HCM. Ảnh: NVCC

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra trạm phát sóng di động 5G trước lễ diễu binh mừng ngày 30/4 tại TP HCM. Ảnh: NVCC

B2-B2' là khối băng tần được quy hoạch để triển khai hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo, sử dụng phương thức song công phân chia theo tần số (FDD).

Giá trị của một tần số phụ thuộc vào dải hoạt động rộng hay hẹp và tần số thấp hay cao. Tần số càng rộng, tốc độ truyền dữ liệu càng cao. Tần số ở dải càng thấp, sóng di động càng đi xa. Do ở tần số thấp, 700 MHz có vùng phủ rộng hơn so với các băng tần từng được đấu giá, nên được gọi là băng tần "kim cương".

Trong phương án đấu giá, Bộ Khoa học và Công nghệ không buộc doanh nghiệp phải triển khai 5G ở băng tần này, nhưng nhà mạng sở hữu sẽ có lợi thế về vùng phủ.

Cục trưởng Tần số Lê Văn Tuấn từng nhận định, về lý thuyết, để hiệu quả, 4G cần cả hai băng tần nâng cao tốc độ truy nhập (băng tần cao) và băng tần nâng cao chất lượng vùng phủ sóng (băng tần thấp).

"Nhà mạng cần băng tần thấp để tối ưu hóa vùng phủ khi triển khai 5G Stand-alone (mạng 5G độc lập, không phụ thuộc hạ tầng 4G) và cân bằng lại vùng phủ giữa vùng lên vùng xuống", ông Tuấn nói.

Trong phương án tổ chức đấu giá băng tần B2-B2' thông qua hồi cuối tháng 3, Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu doanh nghiệp cam kết triển khai mới tối thiểu 2.000 trạm phát sóng di động sau hai năm kể từ ngày được cấp giấy phép.

Nhà mạng trúng đấu giá phải triển khai mới tối thiểu 650 trạm ở các khu vực biển, đảo, đồng thời phủ sóng 100% tuyến đường bộ cao tốc trước 2030. Doanh nghiệp được yêu cầu phát sóng muộn nhất sau 12 tháng kể từ ngày được cấp phép. Khi đó, tối thiểu 30% số lượng trạm đã cam kết phải phát sóng.

Hồi tháng 2, việc đấu giá B2-B2' phải hủy bỏ vì thiếu doanh nghiệp, do chỉ có một đơn vị nộp tiền đặt cọc. Chia sẻ với VnExpress, Cục Tần số Vô tuyến điện cho hay, điểm mới của phương án đấu giá lại là hoạt động này sẽ thực hiện ngay cả khi chỉ có một doanh nghiệp tham gia.

Trước đó, năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ, đã tổ chức đấu giá thành công ba khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz), C2 (3.700-3.800 MHz) và C3 (3.800 - 3.900 MHz).

Các tin khác

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

BIDV Next Gen Future Leader – Bệ phóng vững chắc cho thế hệ kế nghiệp tương lai

Với mục tiêu đồng hành và phát triển thế hệ kế nghiệp cho các khách hàng sở hữu khối tài sản lớn, BIDV ra mắt chương trình "Next Gen Future Leader" cung cấp các kiến thức quản trị tài sản, kinh doanh, nền tảng tư duy lãnh đạo hiện đại, kỹ năng quản lý hiệu quả và mạng lưới kết nối vững chắc dành cho thế hệ kế tiếp.

Novaland chi nghìn tỷ mua khu du lịch dù đang nợ đầm đìa

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn Novaland đang có nợ phải trả 185.951 tỷ đồng nhưng trong 3 tháng qua vẫn chi 1.406 tỷ để góp vốn vào Công ty TNHH Vũng Tàu Investment - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Suối nước nóng Bình Châu.

Diện mạo phường nhỏ nhất Việt Nam được sáp nhập với hàng chục phường khác, hình thành khu vực có giá đất đắt đỏ nhất Thủ Đô

Phường Hàng Đào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam nhưng giá đất lên đến hơn một tỷ đồng/m² nhờ vị trí trung tâm gần Hồ Gươm. Khi sáp nhập vào Phường Hoàn Kiếm mới, khu vực này sẽ tiếp tục là trái tim thương mại và du lịch của Hà Nội.

Ngã ngửa với "sữa cỏ": Quảng cáo rất bốc, chất lượng tù mù

Bằng những lời quảng cáo “nổ” về công dụng thần thánh như giúp trẻ tăng cân thần tốc, phát triển chiều cao sau 3-6 tháng… ma trận “sữa cỏ” đang âm thầm bủa vây người tiêu dùng Việt. Các loại sữa này thâm nhập sâu vào hệ thống đại lý và phủ khắp các kênh bán hàng online khiến người tiêu dùng rối bời.