Kỹ năng sống

Dành dụm 10% tháng lương nhưng tạo nên sự khác biệt về cuộc đời của người tiết kiệm và người rỗng túi: Không có tiền trong tay thì làm gì cũng cảm thấy bất trắc

Chỉ 10% tháng lương được tiết kiệm sẽ tạo ra sự khác biệt cả cuộc đời

Với thế hệ đi trước, tiết kiệm là một khoản bắt buộc phải có để có thể chuẩn bị cho chuyện đại sự trong gia đình hay cho các bất trắc không đoán trước. Tuy nhiên, người trẻ bây giờ không phải ai cũng lựa chọn hình thức quản lý này.

Theo dữ liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố năm 2020, 560 triệu người ở Trung Quốc không có tiền gửi. Điều này có liên quan đến quan điểm tiêu dùng của nhiều người trẻ hiện nay. Nếu như trước đây bố mẹ chúng ta quan niệm rằng giàu nghèo đến đâu cũng phải có khoản tiết kiệm để phòng thân. Tuy nhiên hiện nay nhiều người lại cho rằng cần phải đối xử tốt với bản thân và cải thiện điều kiện sống ngay khi có tiền.

Họ quan niệm rằng chỉ được sống một lần trong đời nên phải tìm mọi cách tận hưởng. Thậm chí nhiều người sẵn sàng đi vay tiền và chấp nhận trả nợ để có cơ hội hưởng thụ. Họ kiên định rằng ở thời buổi này, thật ra có tiền tiết kiệm và không có tiền tiết kiệm không khác nhau nhiều. Bởi giá đất, già nhà liên tục tăng, vật giá cũng vậy, làm gì có ai đủ khả năng tiết kiệm. Thà rằng cứ tiêu tiền để tận hưởng cuộc sống còn tốt hơn.

Dành dụm 10% tháng lương nhưng tạo nên sự khác biệt về cuộc đời của người tiết kiệm và người rỗng túi: Không có tiền trong tay thì làm gì cũng cảm thấy bất trắc - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Thực tế, những người chọn tiết kiệm 10% tháng lương, thoạt nhìn có vẻ họ phải chắt chiu và cân nhắc từng khoản tiền song tương lai lại được đảm bảo. Càng nhiều năm về sau, số tiền tiết kiệm đó giúp họ kéo dài khoảng cách hơn so với những người "có đồng nào xào đồng nấy".

Nhiều chuyên gia tài chính cũng cho rằng trong ngắn hạn bạn có thể chưa thấy rõ được sự khác nhau của người tiết kiệm 10% tháng lương mỗi tháng với người không tiết kiệm đồng nào. Song thực tế nó tạo nên một khoảng cách rất lớn giữa hai kiểu lối sống.

Trong lúc người khác lựa chọn lối sống tiết kiệm, việc chạy theo chủ nghĩa YOLO của chỉ có thể tiếp tục vui nếu môi trường làm việc ổn định, không gặp bất trắc. Song thực tế cuộc đời là một đường chạy mà không ai biết được phía trước có chướng ngại vật nào.

Khi đối diện với khẩn cấp, người không có tiền tiết kiệm sẽ trở nên luống cuống, khó nghĩ hơn so với người có khoản quỹ dự phòng. Cái kết là họ có thể phải đối mặt với những hậu quả tương đối nghiêm trọng.

Nhiều người thường nói rằng: Từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa giàu có thì dễ nhưng đã sống cuộc đời xa hoa rồi mà bắt sống tiết kiệm là chuyện khó. Điều này đúng với những người chạy theo chủ nghĩa tận hưởng cuộc sống mà không tính ngày mai. Khi đột ngột rơi vào tình trạng phải sống tiết kiệm, họ sẽ sẵn sàng đẩy mình vào vòng xoáy vay nợ để có thể đáp ứng các nhu cầu của bản thân, bất chấp cái giá phải trả.

Người có tiền tiết kiệm có thể sống bình tĩnh, tự tin

Khi bạn có một khoản tiền dư ra, đồng nghĩa với việc bạn nắm trong tay quyền tự chủ và cảm giác an toàn cũng theo đó mà gia tăng.

Khi không gặp thiên tai, bệnh tật, có thể tiền đối với bạn là một vật để trao đổi. Tuy nhiên khi ốm đau thì tiền có thể cứu mạng bạn. Khi rơi vào tình huống đó, có tiền tiết kiệm trong tay, bạn có thể cứu sống người thân hoặc hay chính bản thân mình.

Như đợt dịch Covid-19 vừa diễn ra trên toàn cầu, đó là chuyện không ai có thể đoán trước. Với sức ảnh hưởng của nó, mọi ngành nghề phải tạm dừng, nhiều người không có cơ hội đi làm trong nhiều tháng. Nếu có một khoản tiết kiệm từ trước, ít nhất bạn có thể ứng phó kịp thời với tình huống này trong một thời gian đầu. Từ đây bạn sẽ có kế hoạch cho những tháng tiếp. Tuy nhiên nếu không có đồng tiết kiệm nào thì ngay sau ngày nghỉ việc cuộc sống của bạn ngay lập tức rơi vào bế tắc.

Dành dụm 10% tháng lương nhưng tạo nên sự khác biệt về cuộc đời của người tiết kiệm và người rỗng túi: Không có tiền trong tay thì làm gì cũng cảm thấy bất trắc - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Hiện nay, nhiều người người có thói quen 'nhảy việc' thường xuyên hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trên CNN, những người sinh sau năm 1990 sẽ thay đổi công việc sau 19 tháng. Những người sinh năm năm 1995, thời gian này rút ngắn lại chỉ còn 7 tháng/lần. Một số người trở nên tốt hơn khi họ thay đổi công việc, xong có những người lại rơi vào cảnh tồi tệ.

Khi không chịu được áp lực, một số người lựa chọn ra đi ngay khi họ quyết định. Nếu có tiền tiết kiệm, bạn có thể trang trải cuộc sống của mình trong khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên nếu không có quỹ dự phòng này bạn luôn có suy nghĩ phải tìm việc càng sớm càng tốt. Khi rơi vào tình huống này, đôi khi bạn dễ dàng chấp nhận những công việc mà mình không thích. Khi không được làm công việc mình yêu thích, mỗi sáng thức dậy của bạn là chuỗi ngày áp lực.

Bộ phim "Intolerable Cruelty" có đoạn: "Thứ tôi yêu không phải là tiền, mà là cuộc sống độc lập tự do mà tiền mang lại."

Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc nữa, bạn muốn ra nước ngoài du học, hoặc du lịch nghỉ ngơi một thời gian, bạn hoàn toàn có thể sẵn sàng xin nghỉ, xách ba lô lên và đi.

Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi ba mẹ nói thích cái này cái kia, bạn có thể mua cho họ mà chẳng cần phải băn khoăn về giá.

Có một khoản tiết kiệm, chính là đang cách bạn đang xây cho bản thân một con đường lui để không phải nói "không" trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Trên thế gian này, chẳng ai có thể dựa dẫm mãi vào bố mẹ. Chỗ dựa vững chắc nhất chính là tài khoản tiết kiệm có được do chính bạn xây dựng nên.

Theo Toutiao


Cùng chuyên mục

Đọc thêm