Doanh nhân

Đại gia tuần qua: Liên tiếp làm ăn thua lỗ, một đại gia phố Núi phải bán tài sản trả nợ

Sau bầu Đức, thêm một đại gia phố Núi phải bán khách sạn trả nợ ngân hàng

Theo đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đang đưa ra đấu giá toàn bộ công trình xây dựng gồm Khách sạn Tre Xanh, Tre Xanh Plaza, Hầm đậu xe, cổng tường rào và các thiết bị đi kèm công trình xây dựng với tổng diện tịch sàn 14.339 m2 tại số 18 Lê Lai, phường Tây Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai của CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (HNX: CTC) do ông Cao Văn Dương giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Văn Dũng giữ vị trí Tổng giám đốc. Trong đó, khu A có 9 tầng, còn khu B có 10 tầng gồm các phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, phòng hội nghị...

Đại gia tuần qua: Liên tiếp làm ăn thua lỗ, một đại gia phố Núi phải bán tài sản trả nợ - 1

Agribank rao bán khách sạn Tre Xanh và các công trình phụ trợ với giá khởi điểm hơn 80,66 tỷ đồng để thu hồi nợ

Đồng thời, còn có 2 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất diện tích 216,7 m2 thuộc thửa đất số 17 tờ bản đồ số 84 và thửa đất số 79 tờ bản đồ số 84 tại hẻm Lê Lai, tổ 1, phường Tây Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất thuộc hẻm 34 Lê Lai, tổ 1, phường Tây Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai có diện tích 58,7m2. Mức giá khởi điểm được ngân hàng này đưa ra là hơn 80,66 tỷ đồng.

CTC thua lỗ trong năm 2022 với con số hơn 9 tỷ đồng. 9 tháng 2023 doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận khoản thua lỗ ở mức 4,3 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên 42 tỷ đồng.

Sếp lớn Hoa Sen bán ra lượng lớn cổ phiếu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân

 thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực điều hành CTCP Tập đoàn Hoa Sen, đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu HSG để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 27/11 đến ngày 22/12, theo phương thức khớp lệnh trên sàn và đồng ý. Nếu giao dịch thành công, số lượng cổ phiếu HSG mà vị trí chủ tịch này nắm giữ sẽ giảm từ 1,78 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ sở hữu 0,29%) xuống còn hơn 280.000 cổ phiếu (0,046%). Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính ông Chu có thể thu về khoảng 33 tỷ đồng sau khi bán.

Động thái muốn bán ra hàng triệu cổ phiếu của ông Chu diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu HSG đang có nhịp tăng tích cực từ đầu tháng 11 đến nay.

Trong khi đó, các thành viên Norges Bank thuộc nhóm Dragon Capital đã mua 1 triệu cổ phiếu vào ngày 10/6. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ tại HSG của cả nhóm ngoại trừ nâng cấp từ 9,85% lên thành 10,01%, tương ứng với 61,7 triệu đơn vị.

Cổ phiếu Apax Holdings của Shark Thủy bị hủy niêm yết bắt buộc

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với 83,15 triệu cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings.

Trong thông báo gửi Apax Holdings (Mã IBC), HOSE cho biết cổ phiếu IBC hiện đang trong diện đình chỉ giao dịch (11/9/2023) do công ty tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Đại gia tuần qua: Liên tiếp làm ăn thua lỗ, một đại gia phố Núi phải bán tài sản trả nợ - 2

Cổ phiếu IBC tại thời điểm hủy niêm yết có giá 1.770 đồng/cp

Mặt khác, mã cũng trong diện kiểm soát (ngày 4/10/2023) do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023 quá hạn 30 ngày so với quy định.

Cổ phiếu IBC cũng bị HOSE đưa vào danh sách cảnh báo theo quyết định ngày 4/7/2023 do chưa họp ĐHCĐ thường niên quá 6 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính 2022.

Đến thời điểm ngày 21/11, Apax Hodings chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, báo cáo tài chính quý 1, 2 năm 2023, báo cáo kiểm toán bán niên 2023, báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2023 và chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023.

HOSE nhấn mạnh kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch, đến nay công ty chưa khắc phục được các vi phạm trên và có khả năng tiếp tục kéo dài vi phạm qua đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông. Theo đó, HOSE ra thông báo về việc sẽ thực hiện HỦY NIÊM YẾT BẮT BUỘC đối với toàn bộ số cổ phiếu IBC trên thị trường.

Sabeco làm ăn thế nào sau gần 6 năm về tay tỉ phú người Thái?

Tháng 12/2017, Thai Beverage, công ty thuộc sở hữu của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, thông qua công ty con là Vietnam Beverage đã chi khoảng 104.000 tỉ đồng để sở hữu 53,59% cổ phần tại Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán: SAB).

Mới đây, Sabeco công bố báo cáo tài chính quý III/2023 ghi nhận doanh thu 7.504 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.074 tỉ đồng, lần lượt giảm 14% và 23% so với cùng kỳ.

Xét lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu đạt 22.125 tỉ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ bia đạt 19.582 tỉ đồng (cùng kỳ là 22.129 tỉ đồng), doanh thu bán nguyên vật liệu 2.269 tỉ đồng, doanh thu bán rượu và cồn chỉ 36 tỉ đồng...

Trong báo cáo, chi phí bán hàng ở mức 3.140 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 14% doanh thu. Trong đó Sabeco đã chi 1.913 tỉ đồng cho việc quảng cáo và khuyến mãi, chi phí nhân viên 736 tỉ đồng...

Kết quả lợi nhuận 9 tháng đầu năm, Sabeco đạt 3.288 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Giải thích nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh, Sabeco cho biết do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhu cầu tiêu dùng thấp hơn và việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 trong suốt quý I, cùng với ảnh hưởng chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cao hơn.

Trước đó, Sabeco còn cho biết lợi nhuận sau thuế quý I và quý II/2023 giảm lần lượt 19% và 27% so với cùng kỳ.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm