Không có một công thức cụ thể nào giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn. Nhưng có một số điều đơn giản bạn có thể làm để dễ thăng tiến trong công việc. Dưới đây là 5 bí quyết của Laszlo Bock - cựu giám đốc nhân sự Google.
1. Tích cực tìm kiếm phản hồi từ sếp và đồng nghiệp
Hãy hỏi sếp về những việc bạn cần phải làm và làm như thế nào. Việc này sẽ là bằng chứng chứng minh bạn xứng đáng được thăng chức. Sau đó, bạn hãy làm theo lời mà sếp đã căn dặn một cách chính xác.
Tuy nhiên, cái gì cũng cần có mức độ phù hợp và đừng làm lố quá. Hãy làm điều đó một cách tự nhiên, bằng những câu hỏi vô tình sau mỗi cuộc họp như "Anh đã làm như thế nào để có chỗ đứng như bây giờ vậy?", "Tôi có nên làm gì để tạo sự khác biệt?".
Cứ 6 tháng hoặc lâu hơn, bạn hãy khéo léo hỏi sếp về những kỹ năng cần thiết để được thăng tiến hay bạn cần làm gì để được họ thừa nhận là có tiến bộ.
Khi đã làm đúng những lời khuyên từ chính sếp của bạn, mà bạn vẫn không được đánh giá cao thì hãy thẳng thắn với sếp. Rõ ràng, đây sẽ không phải là cuộc trò chuyện vui vẻ gì, nhưng đôi khi qua đó, bạn có thể biết được lý do tại sao bạn vẫn "giậm chân tại chỗ".
Bạn cũng có thể làm điều tương tự với đồng nghiệp của bạn. Hãy thường xuyên "moi" những phản hồi từ đồng nghiệp về việc bạn đang làm, cho tới khi bạn hoàn thành tốt công việc đó.
2. Xử lý vấn đề khiến sếp "đau đầu"
Hãy cố gắng tìm ra vấn đề lớn nhất mà sếp của bạn đang gặp phải và giải quyết chúng. Nếu làm được điều này, rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng lọt vào mắt xanh của sếp và nhận được sự đề bạt cho các chức vụ khác.
Cựu giám đốc nhân sự của Google Laszlo Bock chia sẻ câu chuyện của bản thân như sau: "Tôi từng tham gia cuộc họp "mặt đối mặt" đầu tiên với CEO của Google là Eric Schmidt. Tôi đã trình bày những ý tưởng lớn về nhiều chương trình mà chúng tôi có thể phát triển nhằm giúp các lãnh đạo cấp cao quản lý tốt hơn công việc.
Tuy nhiên, Eric không đặc biệt quan tâm tới tầm nhìn chiến lược của tôi. Ông ấy có nhiều mối quan tâm cấp bách hơn.
Chúng tôi cần phải tăng số lượng nhân sự trong một tuần, từ 50 người lên 100 người, nhưng không làm ảnh hưởng chất lượng công việc. Đây là thách thức lớn nhất về nhân sự của công ty. Và đó cũng chính là điều Eric quan tâm.
Trước khi Eric phê duyệt bất kỳ ý tưởng nào, nhóm People Operations của tôi đã phải trình bày thách thức quan trọng nhất của Google ở thời điểm hiện tại.
Vậy nên thay vì nói ra hết những ý tưởng mà mình nghĩ, thì hãy đặc biệt tập trung vào những vấn đề đang khiến sếp "đau đầu"."
3. Luôn có phương án dự phòng
Không ai trong số chúng ta biết tương lai mình sẽ làm gì. Do vậy, chúng ta cần rèn luyện các kỹ năng để mình hữu dụng hơn, không chỉ với công việc hiện tại, mà còn giúp công việc tương lai.
Phần lớn chúng ta sẽ làm việc trong ít nhất 40 năm, và không phải mỗi lần chuyển việc không phải cũng đều thành công. Hãy dành thời gian đầu tư cho bản thân để nếu có ý định chuyển việc. Hãy đảm bảo rằng trước khi đến một chỗ mới hãy thì bạn đã chuẩn bị kỹ càng.
Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh khi xin việc trong tương lai, bạn cần có một hồ sơ nổi bật. Hiện tại bạn là một người bồi bàn, nhưng bạn có hy vọng trở thành quản lý nhà hàng. Nếu vậy bạn nên dành thời gian tìm hiểu công việc phía sau quầy hoặc thậm chí là trong bếp.
4. Chủ động đề xuất
Thông thường, nữ giới ít tự đề xuất mình cho một vị trí cao hơn như cánh mày râu. Theo Laszlo Bock, Google cho phép các kỹ sư tự đề bạt họ. Những năm trước, công ty nhận thấy, tỷ lệ nữ giới yêu cầu được thăng chức thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, một khi đã tự đề xuất, nữ giới thường thành công hơn.
Điều này tương tự câu chuyện xảy ra trong lớp học khi các bạn trai thường xuyên giơ tay phát biểu và cố gắng trả lời mọi câu hỏi nào. Còn các bạn nữ thường chỉ trả lời khi họ chắc chắn điều họ sắp nói là đúng.
Cho dù quyết định thăng chức cho nhân viên tại công ty của bạn do sếp hoặc một hội đồng nào đó quyết định, thì hãy luôn chắc chắn và tự tin khi đề xuất cho chính mình.
5. "Biết mình biết ta"
Nếu cách duy nhất để được thăng chức là đảm nhận công việc mà sếp của bạn đang làm, nhưng mà sếp của bạn có vẻ sẽ không chuyển đi thì bạn nên cân nhắc chuyển việc.
Nếu bạn thường xuyên bị "chọc phá" và không thể điều chỉnh hoặc thường xuyên đụng phải những rắc rối đó, thì hãy tìm công việc mới. Và nếu sếp nói với bạn rằng: "Không có cơ hội lần 3 đâu! mặc dù bạn biết rõ mình xứng đáng được thăng chức, thì hãy dừng lại và tìm một công việc khác.
Để thành công, bạn cần chọn đúng đường. Trong ngành công nghệ cao, họ gọi đó là sự chuyển hướng. Tóm lại, nếu biết rõ bạn không thể thăng tiến ở công ty hiện tại, thì đừng ngại hãy chuyển tới nơi khác - nơi mà bạn có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Đặc biệt hãy chọn một công ty mà ở đó bạn được coi trọng.