Ngay từ thời còn là sinh viên đại học Công nghệ Sài Gòn, anh Nguyễn Văn Tiến (sinh năm 1991, trú tại quận 5, TP.HCM) đã làm các phong trào về Đoàn. Anh từng tham gia các hoạt động thu gom ve chai để bán kiếm tiền ủng hộ học sinh nghèo. Từ những lần tham gia hoạt động Đoàn này, anh bén duyên với nghề thu mua ve chai.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, anh bắt đầu thu gom phế liệu để kiếm tiền chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Ra trường và lập gia đình, trong khi các bạn bè đi xin việc vào các công ty, công việc ổn định kiểu làm công ăn lương, anh vẫn dành thời gian cho mua bán ve chai.
Anh Tiến làm các chương trình thu gom rác đổi lấy quà tặng.
Ban đầu, người thân của anh không phản đối vì nghĩ đây là công việc tạm thời và biết tính anh quyết đoán, khó ai thay đổi được quyết định. Nhưng khi có con nhỏ, gia đình 2 bên đều tỏ ra lo lắng với công việc thu gom ve chai của anh. “Vì công việc này lúc nào cũng ra ngoài đường, ăn mặc quần áo không đẹp lại vác theo cái cân đi khắp phố phường. Mọi người thấy tôi lam lũ quá nên có chút lo lắng. Bản thân tôi cũng lung lay vì có rất nhiều cơ hội để làm việc văn phòng, thu nhập cũng cao”, anh nói.
Suy đi tính lại, anh vẫn không muốn đi làm thuê nên đã quyết định theo nghề. Về phía gia đình, anh có trao đổi: “Con vẫn yêu nghề và muốn theo đuổi nó”. Sau 4-5 năm theo nghề, anh đã có những thành quả nhất định, bản thân tin tưởng hơn vào con đường đã chọn, đặc biệt gia đình cũng đỡ lo lắng được phần nào.
Hiện giờ, anh đã có 15 nhân viên, thu nhập tối thiểu của mỗi người là 9 triệu đồng/tháng.
Đến nay, đã gần 10 năm theo đuổi với nghề, anh đã tuyển được 15 nhân viên, mức thu nhập lên đến 100 triệu đồng/tháng.
Dù mức thu nhập cao, anh thú thật nhiều lúc đi làm cũng thấy mặc cảm, tủi thân. “Vì làm công việc chân tay, cực quá, nhiều khi bước vào nhà hàng hay khu vui chơi, tôi bắt gặp thấy hình ảnh vợ chồng họ dắt tay con đi ăn, chơi vui vẻ còn tôi thì đi làm, vợ con ở nhà tự chăm sóc nhau. Nghĩ mà tủi”, anh tâm sự.
Đôi lúc, anh còn gặp những chuyện không hay. Nhưng mọi thứ anh đều vượt qua được vì anh cho biết bản thân tham gia tình nguyện từ nhỏ, tham gia các chương trình công đồng nhiều nên đã giúp anh có “cái tôi” vững vàng, có lập trường vững chắc và có bản lĩnh.
Thời gian tới, anh dự định sẽ mở rộng quy mô, thu gom phế liệu ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Chính vì vậy, có những lúc anh chỉ muốn bỏ cuộc, chuyển nghề khác. Vì thấy công việc cứ lặp đi lặp lại, không thấy sự phát triển và mông lung quá. Nhưng mỗi lần suy nghĩ như vậy, 2-3 ngày sau, anh lại thấy những chuyến hàng hấp dẫn, có lợi nhuận tốt thì lại tiếp tục.
Đến nay, anh Tiến cho rằng làm thu mua ve chai là đam mê của anh. Nhờ có đam mê và uy tín, suốt 10 năm qua, anh đã có trên 200 đối tác lớn, nhỏ và tạo ra cho thu nhập tối thiếu là 9 triệu đồng/tháng cho đội ngũ nhân viên của mình.
Anh chia sẻ dự định sẽ tạo ra ứng dụng công nghệ để mua – bán phế liệu trên điện thoại di động. Đồng thời, khoảng cuối năm 2023, anh dự định sẽ mở rộng thu mua phế liệu trên nhiều tỉnh thành trên cả nước.