Công nghệ

Công nghệ nổi bật trên ngành hàng TV

Thông tin chia sẻ tại tọa đàm Sản phẩm tôi yêu với chủ đề "Công nghệ TV đang phát triển đến đâu?", phát sóng 10h ngày 23/11 trên VnExpress. Chương trình có sự tham gia của chuyên gia công nghệ Lâm Nhựt Hùng cùng ông Lâm Vĩnh Kiệt - Trưởng bộ phận phát triển và đào tạo sản phẩm TCL.

Mở đầu, hai chuyên gia điểm qua thị trường nghe nhìn. Năm 2022 có sự bùng nổ về các thương hiệu điện tử lấn sân sang lĩnh vực TV. Đến nay có khoảng 15 hãng trên thị trường Việt Nam. Tổng dung lượng TV trên thị trường nước ta tính vào năm 2021 khoảng 2,7 triệu chiếc. Trong đó, TCL đang đứng ở vị trí thứ 4 tại Việt Nam và số hai toàn cầu về mức TV bán ra năm 2021.

Ông Lâm Vĩnh Kiệt cập nhật công nghệ nổi bật trong ngành hàng TV. Ảnh: Thanh Tùng

Ông Lâm Vĩnh Kiệt cập nhật công nghệ nổi bật trong ngành hàng TV. Ảnh: Thanh Tùng

Cùng với độ nở của thị trường, ông Nhựt Hùng nói: "Công nghệ nghe nhìn ngày một nâng cấp, tập trung ở 4 lĩnh vực: hình ảnh, âm thanh, nội dung, màn hình".

Hình ảnh là tiêu chí quan trọng nhất của một chiếc TV. Công nghệ hình ảnh hiện chia làm hai phần, gồm: phần cứng - tấm nền, độ phân giải, tần số quét để tạo sự mượt mà, sắc nét và phần mềm - hợp tác nội dung số để chuyển tải đúng ý đồ nhà sản xuất, tạo nên khái niệm "rạp hát tại nhà".

Nói về hiển thị tức là nói về tấm nền. Tấm nền có nhiều loại, phổ biến nhất là LCD (ra đời từ năm 2000) đến năm 2009 bước đầu chuyển mình sang TV LCD LED (gọi tắt là TV LED). Hiện nay các dòng flagship ứng dụng công nghệ QLED, OLED, Mini LED nhằm mang đến trải nghiệm tối ưu hơn.

Theo ông Kiệt, QLED ra đời vì có nhiều cải thiện về khả năng hiển thị màu sắc so với màn hình LED thông thường. Về Mini LED, đây là xu hướng cho tất cả hãng công nghệ về màn hình, kể cả laptop, iPad đều có tấm nền Mini LED. Với công nghệ này, kích thước bóng đèn giảm xuống hàng chục lần so với thông thường nên tấm nền chứa được nhiều đèn LED hơn, tăng độ sáng, độ tương phản chi tiết của hình ảnh.

Đi kèm tấm nền là độ phân giải. Từ những năm 2010 đến 2020 có sự chuyển biến từ độ phân giải Full HD lên 4K. Đến nay, theo khảo sát của TCL, có đến 60% người dùng tìm kiếm độ phân giải 4K khi mua một chiếc TV. Tần số quét cũng đẩy đến mức 144 Hz, phù hợp game hành động, xem thể thao hay phim bom tấn.

Một xu hướng nổi bật khác là kích thước màn hình lớn. Có những hãng, như TCL còn ra mắt dòng màn hình cực đại với kích thước lên đến 98 inch. Ngoài ra, người dùng còn có thể chọn mẫu 55 inch, 65 inch, 75 inch... để phù hợp không gian.

Phần nghe cũng là điều mà người dùng quan tâm khi chọn mua TV. Theo chuyên gia Nhựt Hùng màn hình TV có xu hướng càng ngày càng mỏng đi nhưng hệ thống âm thanh cần có khoảng không gian để tái tạo đầy đủ dải cao, trung, trầm. Để giải quyết bài toán này, các nhà sản xuất chọn hợp tác cùng các hãng âm thanh nổi tiếng. Như TCL kết hợp Onkyo để tích hợp loa lên màn hình, tái tạo âm thanh chuẩn hơn, mang đến người dùng trải nghiệm âm thanh đỉnh cao.

Chuyên gia Nhựt Hùng đánh giá trải nghiệm nghe nhìn trên C735 khá tốt. Ảnh: Thanh Tùng

Chuyên gia Nhựt Hùng đánh giá trải nghiệm nghe nhìn trên C735 khá tốt. Ảnh: Thanh Tùng

Ngoài các yếu tố quen thuộc, gần đây thị trường còn đón nhận khái niệm Gaming TV. Như TCL C735 - chiếc TV với màn hình tốc độ làm mới cao 144 Hz, tránh hiện tượng xé hình gây khó chịu, cho trải nghiệm chơi game đã mắt, độ nét cao.

Sau khi phân tích các công nghệ nổi bật trên thị trường hiện nay, các chuyên gia cùng trải nghiệm thực tế mẫu TCL QLED 4K C735 55 inch. Trải nghiệm xem video trên chiếc TV này, ông Nhựt Hùng đánh giá màn hình hiển thị rõ từng chi tiết, tương phản giữa bãi cát với bầu trời. Nếu dải màu hẹp thì sẽ thấy cát chỉ có một màu vàng nhưng trên sản phẩm này có dải màu rộng, vậy nên khi xem sẽ thấy bãi cát nhiều màu như vàng, đen, cam..., rõ từng lớp cát. Độ tương phản cũng thể hiện rõ ràng với màu đen, xanh trên từng bãi cỏ.

Với đoạn phim hành động, ông Hùng cảm nhận rõ âm thanh dù phát ở mức lớn nhưng TV không gây vỡ tiếng hay tạo cảm giác mệt mỏi khi ngồi gần. Công nghệ Dolby Atmos tái hiện dải âm thanh đa chiều, từ trên xuống (tiếng trực thăng, mưa rơi) chứ không chỉ đơn thuần hai bên loa trái và phải.

Kết thúc tọa đàm, hai chuyên gia nhận định thời gian tới các hãng sẽ tiếp tục nâng cấp công nghệ để tối ưu hình ảnh, âm thanh, mở rộng hơn khái niệm "rạp chiếu phim tại gia". Cùng sự phát triển công nghệ, những tính năng cao cấp dần phổ thông hóa để người dùng gia tăng giá trị. Hiện nay, TV không chỉ để xem truyền hình mà còn mở rộng thành trung tâm giải trí cho cả gia đình. Vậy nên các hãng cũng tích hợp nhiều tính năng thông minh. Như trên thiết bị TCL có Google Assistant - trợ lý thông minh cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người không rành về công nghệ.

Toàn cảnh buổi tọa đàm ngày 23/11. Ảnh: Thanh Tùng

Toàn cảnh buổi tọa đàm ngày 23/11. Ảnh: Thanh Tùng

Nhằm đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, TCL cũng chú trọng đầu tư dây chuyền sản xuất. Từ năm 2009, hãng đầu tư 53 triệu USD xây dựng nhà máy tại Bình Dương. Năm qua, nhà máy đã cung cấp 6 triệu chiếc TV cho thị trường Đông Nam Á, Bắc Mỹ, châu Âu. Đơn vị còn có 32 trung tâm R&D cho dòng sản phẩm TV.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm