CTG - Dự báo NIM tăng nhờ tích cực chuyển hướng sang cho vay bán lẻ
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC)
Phân tích:
Chúng tôi nâng dự báo NIM sau diễn biến tăng tốc chuyển hướng sang mảng cho vay bán lẻ trong 6 tháng năm 2022. Vào cuối quý II/2021, dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ cho vay của CTG với 43,3%.
Trong 12 tháng gần nhất, các ưu tiên trong chiến lược cho vay của CTG đã rõ ràng hơn khi dư nợ cho vay doanh nghiệp phi FDI đã giảm tính theo tuyệt đối, từ 407 nghìn tỷ đồng xuống còn 395 nghìn tỷ đồng.
Mảng cho vay doanh nghiệp FDI chỉ tăng 10,3% trong thời gian trên đạt 64 nghìn tỷ đồng. Trái ngược lại, mảng cho vay bán lẻ tăng 34,3% trong giai đoạn 12 tháng này đạt 446 nghìn tỷ đồng, tương ứng 36,1% dư nợ cho vay của CTG trong quý II/2022 – chỉ thấp hơn nhẹ so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI là 37,1%.
Tốc độ tăng của mảng cho vay bán lẻ cao hơn dự báo của Bản Việt; do đó, nhóm phân tích nâng giả định tỷ trọng mảng cho vay bán lẻ từ 33% lên 37,2% vào cuối năm 2022. Do mảng cho vay bán lẻ sẽ đóng góp lợi suất cho vay cao hơn, VCSC nâng giả định NIM thêm 4 điểm cơ bản trong năm 2022.
SIP - Định giá hấp dẫn sau khi hiệu chỉnh
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Phân tích:
Trong năm 2022, SIP đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 668 tỷ đồng, lần lượt giảm 7% và 26% so với thực hiện năm ngoái. Mặc dù, kế hoạch khá thận trọng, tuy nhiên kế hoạch này vẫn cao hơn hơn lần lượt 25,7% và 28,5% mà công ty đã đặt ra cho năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, SIP ghi nhận doanh thu đạt 3.086,7 tỷ đồng, tăng 3% và thực hiện 59,4% kết hoạch năm. Trong khi đó, lãi sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 501,26 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và thực hiện 60% kế hoạch năm.
Với nguồn doanh thu chưa thực hiện (hơn 10.000 tỷ đồng) như hiện tại, sẽ là của để dành giúp kết quả kinh doanh của SIP ít bị biến động mạnh. Bên cạnh đó, SIP đã đưa vào vận hành dự án điện năng lượng mặt trời tại các hồ xữ lý nước tại các KCN sẽ giúp cho biên lợi nhuận của mảng kinh doanh dịch vụ tiện tích điện nước được nới rộng. Do đó, nhóm phân tích tin răng SIP sẽ có kết quả kinh doanh tốt trong nửa cuối năm và có thể vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2022.
Qua tìm hiểu, VDSC nhận thấy việc lựa chọn phương pháp phân bổ doanh thu của SIP có thể khiến bức tranh tài chính cũng như định giá chưa phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này khiến các diện tích đã bàn giao, đủ điều kiện hạch toán 1 lần chưa phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đó dẫn đến việc các chỉ số cũng thay đổi theo, P/B thường cao hơn trung bình ngành và không tương đồng để so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng áp dụng chính sách kế toán ghi nhận 1 lần.
VNR - Bứt phá khỏi kênh xu hướng giảm dài hạn
CTCP Chứng khoán FPT (FPTS)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Diễn biến nến tuần 9/9/2022 báo hiệu khả năng chấm dứt quy luật xu hướng giảm dài hạn.
- Trên EOD, cổ phiếu phát đi tín hiệu hoàn tất nhịp pullback và tái kích hoạt vị thế mua theo mẫu hình “Ascending triangle”.
- Diễn biến chỉ báo không cho thấy tín hiệu phủ nhận khi MACD duy trì phân kỳ dương với signal, RSI bảo toàn biến động trên ngưỡng trung tính.
- Mục tiêu cho vị thế mua ngắn hạn được xác định tại vùng giá 33.000 đồng tương ứng mục tiêu mẫu hình “Ascending triangle”.
Phân tích:
Nhờ vào việc thu hút dòng tiền trong hơn 1 tháng gần đây, VNR đã trở thành tâm điểm trên sàn HNX khi là một trong số ít những cổ phiếu bảo toàn đà tăng ngắn hạn và không chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng hiệu chỉnh của HNX-Index.
Không những thế diễn diễn biến nhịp tăng giá tuần 9/9/2022 còn giúp VNR bứt phá thành công ngưỡng kháng cự dài hạn và mở ra kịch bản nối dài đà tăng giá trong ngắn hạn. Tận dụng tín hiệu trên FPTS đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu VNR cho tầm nhìn ngắn hạn.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.