Chứng khoán

Cổ phiếu "ông trùm" sản xuất nguyên liệu không thể thiếu trong ngành bán dẫn bất ngờ tăng kịch trần lên đỉnh lịch sử, vốn hóa sát mốc 50.000 tỷ đồng

Cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang có cú tăng tốc ngoạn mục trong phiên 18/6. Thị giá đóng cửa tăng kịch trần lên 130.000 đồng/cp cùng thanh khoản tăng vọt sát ngưỡng 13,6 triệu cổ phiếu, qua đó thiết lập đỉnh giá mới trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp hóa chất này, khối lượng

Tính từ đầu năm 2024 tới nay, thị giá DGC tăng 38%, vốn hóa thị trường theo đó tăng thêm 13.500 tỷ lên gần 49.400 tỷ đồng (~1,95 tỷ USD).

photo-1718697539980

Cơn sốt ngành bán dẫn được cho là động lực chính thúc đẩy cổ phiếu "ông lớn" ngành hóa chất tăng vọt trong thời gian qua. DGC là doanh nghiệp chuyên sản xuất phốt pho và các loại hóa chất nằm trong chuỗi giá trị phốt pho (axit trích ly, phân bón DAP, axit thực phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi,..). Sau thương vụ mua lại CTCP Phốt Pho 6, DGC trở thành nhà sản xuất phốt pho lớn nhất Việt Nam. DGC được nhận định đang nắm giữ nguyên liệu chìa khóa để phát triển AI và chất bán dẫn, theo ước tính từ Vietcap doanh nghiệp chiếm tới gần 1/3 tổng xuất khẩu photpho vàng (nguyên liệu đầu vào quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp như chất bán dẫn và pin xe điện) trên toàn cầu.

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2024, trong bối cảnh giá phốt pho vàng bình quân tăng 1,77% so với quý trước, sản lượng tiêu thụ của DGC tăng 7% so với quý 4/2023. Tuy vậy kết quả kinh doanh chưa có sự bứt phá mạnh, doanh thu đạt 2.385 tỷ, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước và LNST ở mức 704 tỷ, giảm 14% và là mức thấp nhất trong vòng 10 quý. Sang quý 2/2024, Hoá chất Đức Giang lên kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 2.405,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng.

photo-1718697687812

Chứng khoán DSC trong báo cáo gần đây đã nhận định kết quả kinh doanh của DGC chưa khởi sắc do thị trường linh kiện điện tử và bán dẫn chưa hồi phục rõ rệt, và doanh nghiệp đang bảo trì dây chuyền nhà máy WPA và Phốt Pho Vàng. DSC kỳ vọng giá bán bình quân trong hai quý tới có thể tăng khoảng 5%-10% so với cùng kỳ theo giá điện khi nhu cầu sản xuất linh kiện điện tử và bán dẫn của thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tăng nhờ các chính sách đầu tư mới. Cộng hưởng với việc hoàn thành bảo trì dây chuyền khi Trung Quốc chưa thể xuất khẩu lại phốt pho trong năm 2024, DGC có thể đón được nhu cầu tăng dần của nhóm khách hàng Ấn Độ và Đông Á từ quý 2/2024 với ít trở ngại cạnh tranh, giúp tăng trưởng sản lượng khoảng 10% so với hiện tại.

DSC ước tính kết quả kinh doanh 2024 của DGC sẽ có sự hồi phục nhẹ từ nền thấp nhờ sự hồi phục của các thị trường quan trọng Hàn Quốc và Nhật Bản, thêm vào đó là triển vọng giảm chi phí đầu vào. Doanh thu kỳ vọng đạt 10.202 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 3.400 tỷ, tăng 5% so với năm trước.

photo-1718697600972

Riêng về "cú đấm thép" Tổ hợp hóa chất Nghi Sơn, báo cáo DSC cho biết DGC đã hoàn thiện các khâu chuẩn bị hậu kỳ trước ngày khởi công xây dựng Tổ hợp này vào tháng 6 năm nay. Đây là dự án cốt lõi sẽ đưa DGC tiến vào thị trường Xút đang thiếu tới 50% nhu cầu hàng năm. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận 540 tỷ đồng doanh thu từ 2025 và sẽ đóng góp 1.200 tỷ đồng hàng năm từ giai đoạn 2027. DSC ước tính biên lợi nhuận từ dự án Nghi Sơn sẽ ở khoảng 12%-17% - thấp hơn đáng kể biên lợi nhuận phốt pho vàng ở mức 35% do DGC sẽ phải nhập khẩu gần như toàn bộ muối công nghiệp nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất.

Ngoài ra, DGC sẽ chi 10 tỷ đồng mở rộng khai trường số 25 trong năm 2024, nâng tỷ lệ tự khai thác quặng từ 80% lên 100% từ năm 2025 nếu tính cả mỏ quặng 19b từ thương vụ mua lại CTCP Phốt Pho 6 đầu năm nay. Từ việc quặng apatit chiếm tới 60% giá vốn đầu vào của doanh nghiệp của doanh nghiệp, DSC nhận định rằng việc mở rộng mỏ quặng hiện có sẽ giúp DGC tiết kiệm được khoảng 200 tỷ, có triển vọng đưa biên lợi nhuận của doanh nghiệp phục hồi và cao hơn so với mức đỉnh hồi năm 2022.

photo-1718697584808

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm