Kỹ năng sống

Có đúng mật ong tốt hơn đường? Sự thật cần biết khi so sánh mật ong và đường

Mật ong và đường

Khi pha trà, bạn sử dụng mật ong hay đường? Mặc dù cả hai đều có thể tạo thêm vị ngọt cho đồ uống của bạn, nhưng lợi ích dinh dưỡng của chúng khác nhau.

Mật ong và đường đều là carbohydrate được cấu tạo chủ yếu từ glucose và fructose. Mật ong và đường được sử dụng làm nguyên liệu trong nhiều món ăn và thực phẩm đóng gói. Cả hai đều có thể góp phần gây tăng cân nếu sử dụng quá mức.

Mật ong nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe, nhưng liệu bạn có nên thay thế đường bằng mật ong? Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về ưu nhược điểm của đường và mật ong.

Có đúng mật ong tốt hơn đường? Sự thật cần biết khi so sánh mật ong và đường - Ảnh 1.

Mật ong và đường đều là carbohydrate được cấu tạo chủ yếu từ glucose và fructose.

Dinh dưỡng trong mật ong

Mật ong có thành phần chính là nước và hai loại đường: fructose và glucose. Nó cũng chứa một lượng nhỏ enzim, axit amin, vitamin nhóm B, vitamin C, khoáng chất, chất chống oxy hóa.

Nhiều chất chống oxy hóa trong mật ong thuộc nhóm flavonoid. Flavonoid có đặc tính chống viêm, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng chính xác của mật ong thay đổi tùy theo loại mật ong. Mỗi loại mật ong có màu sắc và hương vị riêng biệt.

Tuy nhiên, bất kỳ loại mật ong nào cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Có đúng mật ong tốt hơn đường? Sự thật cần biết khi so sánh mật ong và đường - Ảnh 2.

Mật ong nổi tiếng là có lợi cho sức khỏe, nhưng liệu bạn có nên thay thế đường bằng mật ong?

Ưu điểm của mật ong là gì?

Ưu điểm

- Chỉ cần lượng nhỏ mật ong cũng có thể đảm bảo vị ngọt.

- Chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

- Mật ong thô có thể giúp giảm bớt dị ứng.

Mật ong có hàm lượng fructose cao hơn glucose. Fructose ngọt hơn glucose, vì vậy bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ mật ong trong thức ăn hoặc đồ uống mà không làm giảm vị ngọt.

Vitamin và khoáng chất có trong mật ong cũng có thể có lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng vitamin và khoáng chất này là vô cùng nhỏ.

Mật ong thô, chưa được tiệt trùng, chứa một lượng nhỏ phấn hoa, có thể giúp giảm bớt phản ứng dị ứng.

Mật ong cũng có thể có các lợi ích sức khỏe khác như:

- Có thể giúp tiêu diệt vi trùng vì có đặc tính kháng khuẩn.

- Khi được sử dụng như một loại thuốc bôi dạng gel, mật ong có thể giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và vết bỏng nhẹ.

- Có thể giúp giảm ho và giảm đau họng.

Nhìn chung, mật ong ít trải qua quá trình chế biến hơn so với đường. Nó chỉ cần được tiệt trùng là có thể được bán ra thị trường.

Có đúng mật ong tốt hơn đường? Sự thật cần biết khi so sánh mật ong và đường - Ảnh 3.

Nhìn chung, mật ong ít trải qua quá trình chế biến hơn so với đường.

Mật ong có nhược điểm gì không?

Nhược điểm

- Trong một khẩu phần tương tự, mật ong có hàm lượng calo cao hơn một chút so với đường sucrose.

- Mật ong chủ yếu được tạo thành từ đường.

- Có thể không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Loại quả ngọt hơn đường mía 250 lần, không làm tăng đường huyết, chống ung thư hiệu quả

Trong cùng một lượng là một thìa cà phê, mật ong có khoảng 22 calo – cao hơn một chút so với đường sucrose. Mật ong chủ yếu làm từ đường, do đó, nên được sử dụng một vừa phải. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có những vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim hoặc béo phì.

Mật ong có thể nguy hiểm cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi. Điều này là do nó chứa các bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

Dinh dưỡng trong đường

Đường được tạo thành từ sự kết hợp của glucose và fructose, chúng liên kết với nhau để tạo thành đường sucrose. Đường không có thêm vitamin hoặc chất dinh dưỡng.

Là một loại carbohydrate giàu calo, đường có nguồn gốc từ củ cải đường và cây mía. Nó cần chế biến nhiều bước trước khi trở thành đường ăn tinh luyện, dạng hạt mà chúng ta sử dụng thường xuyên nhất.

Trong số nhiều loại đường, đường trắng, đường nâu được sử dụng phổ biến nhất.

Có đúng mật ong tốt hơn đường? Sự thật cần biết khi so sánh mật ong và đường - Ảnh 4.

Đường được tạo thành từ sự kết hợp của glucose và fructose, chúng liên kết với nhau để tạo thành đường sucrose.

Ưu điểm của đường là gì?

Ưu điểm

- Trong cùng một khẩu phần, đường có hàm lượng calo thấp hơn so với mật ong.

- Đường có thời hạn sử dụng lâu dài.

Là một carbohydrate, đường là một nguồn cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể. Đường cũng ít calo hơn mật ong, với một thìa cà phê đường chứa khoảng 16 calo.

Đường trắng có thời gian bảo quản lâu dài, dễ sử dụng trong làm bánh và nấu nướng. Đường thường có giá thành thấp và dễ tiếp cận.

Đường có nhược điểm không?

Nhược điểm

- Đường có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

- Đường có thể góp phần làm tăng cân.

- Ăn nhiều đường có thể khiến năng lượng của bạn tăng và sau đó giảm mạnh.

Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2. Đường là một thành phần phổ biến trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, vì vậy bạn có thể ăn nhiều đường hơn bạn nghĩ. Điều này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý đến việc sử dụng đường, vì nó có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Nếu tiêu thụ đường với số lượng lớn hơn nhu cầu của cơ thể, đường có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng sau đó nó sẽ giảm mạnh.

Mẹo để cắt giảm chất tạo ngọt

Nhiều người tìm đến đường và mật ong theo thói quen. Chúng ta quen với vị ngọt trong đồ uống và thức ăn của mình.

Thay vì loại bỏ hoàn toàn đường hoặc mật ong, hãy thử dùng nửa thìa mật ong/đường thay vì cả thìa đầy. Nếu bạn sử dụng đường khi nướng bánh, giảm một phần ba lượng đường có thể ít ảnh hưởng đến hương vị hơn bạn nghĩ.

Kết luận

Đường và mật ong là hai chất tạo ngọt được sử dụng rộng rãi, có mùi vị và kết cấu rất khác nhau.

Hãy thử dùng từng loại và để ý đến lượng đường hoặc mật ong bạn sử dụng, điều này có thể giúp bạn quyết định loại nào tốt nhất cho mình.

Mật ong có thể có ‘danh tiếng’ tốt hơn cho sức khỏe, nhưng cả mật ong và đường đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng quá mức. Tất cả các loại đường bổ sung đều nên được sử dụng vừa phải.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc bệnh tim hoặc muốn kiểm soát cân nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về nhu cầu ăn kiêng của bạn. Họ có thể giúp bạn lên kế hoạch dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất.

(Nguồn: Healthline)


Cùng chuyên mục

Đọc thêm