Dinh dưỡng

Chuyên gia phụ sản chia sẻ cách giảm triệu chứng ốm nghén

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảng 80% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén vào tuần thứ 4-9, sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng và kết thúc vào tuần thứ 20 của thai kỳ.

Triệu chứng ốm nghén tương đối đơn giản nhưng có khoảng 10% trong số đó có biểu hiện nặng. Phụ nữ khi gặp phải hội chứng ốm nghén nặng có hiện tượng nôn mửa liên tục, mất nước, nhiễm ceton, rối loạn điện giải và sụt cân. Không chỉ vậy, hội chứng ốm nghén nặng còn có mối liên kết với sự gia tăng của các tác dụng phụ đối với bà bầu, gồm có chảy máu thực quản, hội chứng Mallory, tràn khí màng phổi, viêm dây thần kinh ngoại biên, tiền sản giật, lo âu, sợ hãi và tăng trầm cảm sau sinh cũng như vấn đề gia tăng hạn chế sinh trưởng ở bào thai và gây tử vong.

PGS.BS Nguyễn Duy Ánh. Ảnh: NVCC

PGS.BS Nguyễn Duy Ánh. Ảnh: NVCC

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh, cho biết việc phân loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ốm nghén ngay từ giai đoạn đầu là cần thiết để lựa chọn phương thức trị liệu phù hợp, giúp điều chỉnh các vấn đề về cảm xúc, tâm lý cho phụ nữ mang thai.

Ông Ánh chia sẻ, để có thể lựa chọn đúng loại sản phẩm hỗ trợ giảm ốm nghén hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai, chị em cần nắm được một số tiêu chí cơ bản dựa trên căn cứ khoa học.

Yếu tố thứ nhất, chị em nên phải xem xét cơ sở pháp lý của sản phẩm dựa trên bộ hồ sơ công bố, giấy chứng nhận chất lượng, giấy phép lưu hành, phiếu kiểm nghiệm... được các cơ quan y tế thẩm định.

Yếu tố thứ hai là uy tín của nhà sản xuất, một sản phẩm chất lượng phải đảm bảo quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu - sản xuất - đóng gói sản phẩm được thực hiện ở đâu, ý kiến người tiêu dùng về nhà sản xuất này như thế nào, quan điểm của giới chuyên môn ra sao.

Yếu tố thứ ba là công nghệ điều chế với sự kết hợp của các thành phần và hàm lượng từng thành phần trong sản phẩm.

Yếu tố cuối cùng là các yếu tố về sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, gồm tính tiện dụng như dễ nuốt trôi, không gây buồn nôn, dễ hấp thụ...giúp hình thành thói quen sử dụng đúng lúc, đúng liều cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn ốm nghén nhạy cảm. Ngoài ra quy cách đóng gói và bao bì cần đáp ứng yêu cầu bảo quản sản phẩm.

Hiện nay, để hỗ trợ giảm các triệu chứng ốm nghén, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống (chia thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên, giàu carbohydrate và ít chất béo), hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình... thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm triệu chứng ốm nghén như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nausema là một giải pháp mới.

Hội chứng nghén có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Ảnh: Freepik

Hội chứng nghén có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Ảnh: Freepik

Trong Nausema chứa vitamin B6 (Pyridoxine), một loại vitamin phức hợp hòa tan trong nước và là một coenzyme thiết yếu trong quá trình thẩm thấu metabo của axit amin, carbohydrate và lipid. Pyridoxine được chứng minh lâm sàng là có hiệu quả trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ; vitamin B1 có vai trò trong việc chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng mà các tế bào thần kinh cần để hoạt động bình thường, khoẻ mạnh; vitamin B12 tham gia tạo ra các hồng cầu cho cơ thể, góp phần tạo ra các lớp Myelin bao bọc bảo vệ các dây thần kinh.

Bên cạnh đó, sự kết hợp 3B trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nausema còn góp phần vào việc hình thành tế bào hồng cầu, tăng lượng máu trong thời gian mang thai.

*Sản phẩm không không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh*

Tiểu Chi

Cùng chuyên mục

Đọc thêm