Doanh nghiệp

Chuyển đổi để phát triển bền vững: mô hình 5 trụ cột của Tetra Pak

TIN MỚI

Biến đổi khí hậu tiếp tục là một thách thức lớn toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến đời sống con người. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) và đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050.

Ngành F&B (thực phẩm & đồ uống), một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, dễ hứng chịu tác động do biến đổi khí hậu và gây áp lực lên môi trường tự nhiên. Do vậy, doanh nghiệp F&B cần liên tục hướng tới phát triển bền vững cho toàn chuỗi giá trị sản xuất.

Năm 2024 đánh dấu hành trình 30 năm "Bảo vệ những điều tốt đẹp: Thực phẩm, Con người và Hành tinh" của Tetra Pak tại Việt Nam. Tetra Pak đã đồng hành và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của hàng trăm doanh nghiệp cũng như toàn ngành F&B, trở thành doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi bền vững với 5 trụ cột chính: Hệ thống thực phẩm, Kinh tế tuần hoàn, Khí hậu, Thiên nhiên và Trách nhiệm xã hội.

Xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững

Đây là trụ cột chính trong chiến lược phát triển bền vững của Tetra Pak. Từ khi lắp đặt dây chuyền chiết rót bao bì đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993, Tetra Pak hợp tác với doanh nghiệp F&B liên tục phát triển các sản phẩm đồ uống mới... Nhờ công nghệ chế biến và tiệt trùng tiên tiến, sản phẩm có thể bảo quản đến một năm mà không cần chất bảo quản hay làm lạnh, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và năng lượng.

Từ năm 2019 tới nay, Tetra Pak đầu tư 217 triệu USD xây dựng và mở rộng nhà máy sản xuất bao bì vô trùng đầu tiên tại Bình Dương. Với công suất mở rộng khoảng 20 tỷ bao bì mỗi năm, nhà máy thiết lập các tiêu chuẩn mới trong sản xuất, tập trung vào bền vững và chất lượng. Năm 2023, nhà máy được chứng nhận GRCGS hạng AA về chất lượng và an toàn thực phẩm cho bao bì vỏ hộp giấy.

Ông Trần Quang Trung - chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam chia sẻ: "Việc Tetra Pak mở rộng đầu tư tại Việt Nam không chỉ đảm bảo nguồn cung và chất lượng nguyên liệu bao bì cho các nhà sản xuất, mà còn mang lại lợi thế lớn cho toàn bộ ngành thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các nhà sản xuất sữa."

Giảm thiểu tác động tới thiên nhiên

Trụ cột này được áp dụng theo đặc điểm của từng quốc gia, cụ thể bằng việc sử dụng nguồn cung ứng vật liệu có trách nhiệm. Năm 2013, bao bì dán nhãn FSC™ lần đầu tiên được Tetra Pak giới thiệu tại Việt Nam.

Theo báo cáo phát triển bền vững của Tetra Pak 2023 (báo cáo TPSR), tất cả các loại giấy của Tetra Pak (chiếm hơn 70% cấu tạo lên vỏ hộp đồ uống) đều được sản xuất từ gỗ ở các khu rừng được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Rừng (FSC™) và các nguồn được kiểm soát khác.

Ngoài giấy, năm 2022, 99,6% khối lượng nhôm Aluminium của Tetra Pak được cung cấp bởi đơn vị đạt tiêu chuẩn Aluminium Stewardship Initiative (ASI). 100% nhựa thực vật cũng được làm từ mía có nguồn gốc bền vững và chứng nhận Bonsucro – theo báo cáo TPSR.

Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu

Với mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 trong các hoạt động của công ty vào năm 2030, Tetra Pak liên tục triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu cường độ sử dụng năng lượng. Theo báo cáo TPSR, Tetra Pak đã thiết lập các mục tiêu giảm phát thải phù hợp theo sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Cơ sở Khoa học (STBi), nhằm hạn chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C.

Trong nửa đầu năm 2023, gần 5.900m2 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt tại nhà máy Bình Dương, tạo ra khoảng 1.9 nghìn MWh năng lượng tái tạo hàng năm và giảm hơn 700 tấn khí thải CO2.

Chuyển đổi để phát triển bền vững: mô hình 5 trụ cột của Tetra Pak- Ảnh 1.

Những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà máy Tetra Pak Bình Dương

Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hành trình dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng. Tetra Pak tiên phong đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn kết các bên liên quan, tổ chức hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Năm 2010, Tetra Pak hợp tác với Công ty TNHH Giấy và Bao Bì Đồng Tiến – đối tác tái chế vỏ hộp đồ uống đã qua sử dụng đầu tiên tại Việt Nam – xây dựng dây chuyền tái chế số 1 với công suất 9.000 tấn/năm. Dự kiến công suất tái chế sẽ tăng lên 26.000 tấn/năm khi dây chuyền số 2 hoạt động vào cuối năm nay.

Tetra Pak cũng hợp tác dài hạn với Công ty TNHH Sản xuất Thuận An (Bình Dương) vào năm 2011 và Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm (Hà Nội) từ năm 2023 nhằm tăng khả năng thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng.

Ngoài ra, Tetra Pak phối hợp với các bên liên quan triển khai các hoạt động giáo dục và nhận thức về thu gom, tái chế vỏ hộp giấy đã qua sử dụng cho hàng triệu học sinh tại hơn 2.000 trường mẫu giáo và tiểu học, các khu chung cư, các trung tâm mua sắm như MM Mega Market, AEONMALL từ năm 2019 tới nay.

Chuyển đổi để phát triển bền vững: mô hình 5 trụ cột của Tetra Pak- Ảnh 2.

Tetra Pak liên tục kết nối các bên liên quan mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy trong cộng đồng.


Đóng góp cho cộng đồng

Tetra Pak xây dựng nhà máy và mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong 30 năm qua đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành F&B.

Năm 2021, Tetra Pak Việt Nam được vinh danh là một trong 100 công ty hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện xuất sắc chính sách An Sinh Xã Hội Việt Nam, thể hiện cam kết hỗ trợ nhân viên và cộng đồng địa phương trong suốt COVID-19 và sau đó.

Các sáng kiến bền vững của Tetra Pak như tái chế vỏ hộp đồ uống đã qua sử dụng thành các sản phẩm thương mại, đóng góp gián tiếp vào việc cải thiện sinh kế của những người thu gom rác.

Có thể thấy, 5 trụ cột chuyển đổi để phát triển bền vững của Tetra Pak là một mô hình đáng để nhiều doanh nghiệp tham khảo. Mô hình này được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức, kinh nghiệm đúc kết trên toàn cầu nhiều thập kỷ qua. Để chuyển đổi bền vững, các doanh nghiệp cần xác định chiến lược phù hợp với năng lực, nghiêm túc đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đồng bộ hệ thống sản xuất và vận hành, tìm kiếm đối tác có chung cam kết và trách nhiệm.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm