Doanh nghiệp

Chiến lược gọi vốn từ khách hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp SME là nguồn vốn. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, tỷ giá USD tăng, lãi suất ngân hàng tăng, doanh nghiệp SME càng thiếu nguồn vốn dự trữ để duy trì hoạt động nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

"Cơ cấu tài chính doanh nghiệp mất cân đối khi phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay, việc tiếp cận vốn vay khó khăn có thể khiến doanh nghiệp vuột mất cơ hội đầu tư. Do đó, nâng cao tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu góp từ các cổ đông nên được coi trọng hơn và gần như là giải pháp về dòng tiền tài chính dài hạn", ông Nguyễn Quốc Trung Chủ tịch CTCP Đầu tư CFM chia sẻ.

Câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư ở đâu? Quản trị doanh nghiệp khi có thêm các nhà đầu tư tham gia sẽ như thế nào?

Theo ông Nguyễn Quốc Trung, nếu doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ nét, có lợi thế cạnh tranh và đặc biệt sản phẩm dịch vụ được tin tưởng trong một thời gian dài thì nguồn nhà đầu tư chất lượng và gần gũi nhất chính là khách hàng.

CFM Lounge Business Hub là mô hình cafe trên bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư CFM, là nơi gặp gỡ của khách hàng, đối tác và Nhà đầu tư của CFM.

CFM Lounge Business Hub là mô hình cafe trên bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư CFM, là nơi gặp gỡ của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư của CFM. Ảnh: CFM

Về vấn đề này, ông Trung chia sẻ câu chuyện gọi vốn thành công năm 2021 của một học viên CFM - là chủ chuỗi nhà hàng lẩu nướng. Theo đó, học viên này đã kêu gọi được 10 tỷ đồng, giúp hệ thống nhà hàng vượt qua dịch bệnh và tăng trưởng mở rộng sang cả lĩnh vực café và đồ uống khác.

Cơ chế để gọi vốn cụ thể như sau: nhà hàng có tổng đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, dòng vốn được chia thành các suất đầu tư 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng (tương ứng 2% - 10% giá trị của nhà hàng). Các nhà đầu tư sẽ được chia lợi nhuận dựa trên kết quả kinh doanh, ngoài ra còn được tặng thêm 2%-3% giá trị gói đầu tư ở dạng voucher sử dụng dịch vụ. Tức là nếu đầu tư 100 triệu động, nhà đầu tư sẽ được 2 triệu đồng voucher hàng tháng, lợi nhuận sẽ được chia theo kết quả kinh doanh. Hầu hết các nhà đầu tư là khách hàng quen của quán, hàng tháng họ đều chi 2 đến 5 triệu đồng để ăn uống, tiếp khách tại hệ thống này. Vì thế, khi cơ chế này được giới thiệu, chỉ trong 3 tuần, phần lớn các gói đầu tư được mua.

Sau khi trở thành cổ đông, tâm lý của khách hàng cũng gắn kết hơn bởi vì họ đang sở hữu một phần doanh nghiệp này. "Cổ đông sẽ thường xuyên ưu tiên lựa chọn nhà hàng nơi họ là cổ đông để tiếp khách và nhiệt tình giới thiệu khi ai đó cần tìm một địa điểm ăn uống. Những cổ đông ngoài việc góp vốn còn góp phần marketing, bán hàng giúp doanh nghiệp. CFM cũng trở thành một công ty đại chúng trong bối cảnh như vậy, toàn bộ cổ đông đều là học viên, khách hàng", ông Trung chia sẻ thêm.

Cũng theo đại diện CFM, doanh nghiệp cần phải minh bạch hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật trong hoạt động gọi vốn. Ngoài ra cần tách biệt giữa quản trị và điều hành bằng việc lựa chọn cơ cấu quản trị, xây dựng quy chế hoạt động phối hợp giữa hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát (nếu có).

Nhằm giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về xây cơ cấu tài chính, CFM triển khai chương trình "Bản đồ tài chính doanh nghiệp", giúp chủ doanh nghiệp có lộ trình để xây dựng doanh nghiệp minh bạch theo chuẩn mực kế toán, xây dựng kế hoạch gọi vốn từ cộng đồng khách hàng, nhân sự, đối tác cung ứng... cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và cổ đông. Trong chương trình có sự đồng hành của các Chuyên gia đến từ công ty chứng khoán, kiểm toán quốc tế. Xem chi tiết về sự kiện "Bản đồ tài chính doanh nghiệp" tại đây.

Để áp dụng hiệu quả các chiến lược được hướng dẫn tại chương trình, các doanh nghiệp SME thường phải có sản phẩm dịch vụ được khách hàng tin tưởng dùng nhiều lần; đã kinh doanh trên ba năm, đạt doanh thu trung bình 20 tỷ đồng mỗi năm.

Tại CFM, tư vấn dịch vụ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược để hấp thụ vốn từ nhà đầu tư, cân bằng và bảo vệ quyền lợi giữa cổ đông và doanh nghiệp. CFM đồng hành với doanh nghiệp xây dựng chiến lược quan hệ cổ đông để cổ đông không chỉ là nhà đầu tư mà còn là khách hàng trung thành. Ngoài việc đào tạo, tư vấn xây dựng Bản đồ tài chính doanh nghiệp, CFM còn kết nối khách hàng với các công ty chứng khoán uy tín và các đơn vị kiểm toán độc lập hàng đầu để cung cấp giải pháp cho lộ trình trở thành công ty đại chúng trên sàn chứng khoán trong tương lai.

Công ty Cổ phần Đầu tư CFM thành lập ngày 7/8/2017 với 7 cổ đông sáng lập, vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là dịch vụ hỗ trợ giáo dục. CFM trở thành Công ty đại chúng ngày 16/12/2020.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm