Tôi biết là bạn đang cũng có một mục tiêu trong đời và bạn đang gặp khó khăn với chúng, tất cả chúng ta đều giống nhau.
Bạn muốn mình ổn định hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, tìm được nhiều khách hàng hơn trong kinh doanh, thay đổi nghề nghiệp và …
Bạn làm gì? Bạn thiết lập một mục tiêu. Mục tiêu của bạn luôn luôn hợp lý - tập thể dục 3 lần 1 tuần, viết 500 từ một ngày, phác thảo việc kinh doanh trong 90 ngày tới và tìm được 1 khách hàng.
Bạn đã từng nghe "Mọi thứ vĩ đại trên đời đều khởi đầu bằng những điều nhỏ bé" và do đó bạn cố gắng đạt được tiến bộ từng chút một, nhưng ở đâu đó trên hành trình của mình, bạn lại bị lỡ nhịp.
Có chuyện gì xảy ra ở đây sao? Bạn biết nếu bạn "luôn đặt tâm trí của mình vào nó" thì bạn sẽ hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng bạn không thể ép buộc bản thân của mình thực hiện và cam kết một mục tiêu đủ lâu nếu bạn không thích làm.
Giả như vấn đề không nằm ở chỗ bạn không có khả năng để theo đuổi những mục tiêu hợp lý thì sao? Giả như mục tiêu của bạn quá hợp tình hợp lý và quá nhỏ bé thì sao?
Hãy áp dụng quy tắc "10x" dưới đây.
Quy tắc "10x" là gì?
Grant Cardone đã viết cuốn sách "Quy tắc 10x: sự khác biệt duy nhất giữa người thành công và kẻ thất bại." Quy tắc đó như thế này: Hãy phóng đại gấp 10 lần mục tiêu ban đầu của bạn. Đồng thời, bạn cũng phải phóng đại gấp 10 lần nỗ lực của bạn để đạt được mục tiêu đó.
Tôi biết bạn đang nghĩ gì …
"Đó chỉ là một suy nghĩ viễn vông và hoang đường."
Nhưng quy tắc 10x là một trong những cuốn sách thực tế nhất mà tôi đã từng đọc.
Một trong những nội dung chính của quy tắc 10x là:
1. Những mục tiêu nhỏ không khiến bạn hứng thú. Những mục tiêu nhỏ rất dễ đạt được nhưng cũng khiến bạn dễ bỏ qua. Bạn cũng không cảm thấy hài lòng cho lắm khi bạn đạt được những mục tiêu nhỏ này.
2. Những mục tiêu gấp 10 lần sẽ mở rộng tư duy và hành động của bạn. Tư duy bình thường nếu đặt ra mục tiêu quá cao sẽ dễ dẫn đến thất vọng, nhưng chính những suy nghĩ kiểu vậy là nguyên nhân của những nỗi sợ hãi. Thiết lập một mục tiêu 10x và phóng đại gấp 10 lần những nỗ lực của bạn sẽ đòi hỏi bạn phải thay đổi, đây là những gì tất cả chúng ta muốn khi bắt đầu một mục tiêu. Cái giá đạt được càng cao, thì khả năng bạn bỏ cuộc khi mọi thứ trở nên khó khăn càng thấp.
3. Đừng cắt giảm mục tiêu của bạn, hãy tăng cường hành động. Điều đầu tiên mà chúng ta thường làm khi vấp phải một khó khăn trong mục tiêu là gì? Chúng ta giảm nhẹ mục tiêu xuống. Nhưng thay vào đó, tại sao chúng ta không tăng nỗ lực lên? Nếu chúng ta cứ sử dụng phương pháp cũ, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được sự nỗ lực của bản thân.
Chạm được đến vì sao còn an toàn hơn là đứng vững trên mặt đất
Warren Buffet đã từng có câu: "Chỉ khi thủy triều xuống thì chúng ta mới biết ai không mặc đồ bơi."
Quy tắc 10x không chỉ là một bài tập rèn luyện khả năng tư duy cao. Nó còn là một hàng rào chống lại sự cám dỗ của những kết quả tầm thường.
Một suy nghĩ tầm thường, kế hoạch tầm thường, và những hành động tầm thường không có gì là sai … miễn là mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nhưng ngay khi mọi tình huống trở nên tồi tệ, bạn sẽ cảm thấy rất đau vì không thiết lập một mục tiêu đủ lớn.
Hãy nhìn vào những ví dụ sau:
1. Hầu hết mọi người đều đánh giá quá thấp số tiền mà họ cần khi về hưu.
2. Rất nhiều người đang sống theo lối "có nhiều tiêu nhiều" và không hề có tiền tiết kiệm.
3. Một hộ gia đình trung bình có hàng đống nợ
4. Hầu hết các doanh nghiệp đều phá sản vì họ đánh giá thấp số tiền họ cần để tồn tại trong thời gian khó khăn ở tương lai.
5. Hầu hết tất cả những người có lý tưởng "cách mạng" đều không nghĩ là họ sẽ phải nỗ lực nhiều thế nào mới có thể thực hiện những ý tưởng đó.
Sống theo lối sống phóng đại không chỉ làm bạn hài lòng mà còn bảo vệ bạn. Bạn không chỉ phải thiết lập một mục tiêu gấp 10 lần và làm cho chúng trở thành hiện thực như một điều kỳ diệu, mà bạn còn phải nỗ lực gấp 10 lần nữa. Nhưng làm thế nào để bạn làm được điều này trong khi chỉ thực hiện những hành động bình thường thôi cũng đã khó?
Hành động lớn = Kết quả lớn.
Trong cuốn sách của mình, Grant đã kể câu chuyện khởi nghiệp của mình. Ông ấy không hề sống thực tế. Ông ấy sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể kiếm được số tiền từ công việc kinh doanh bằng với số tiền mà ông ấy kiếm được trong công việc trước. Ông ước tính rằng ông sẽ kiếm được số tiền đó trong vòng 6 tháng. Nhưng thực tế lại phải mất nhiều năm trước khi ông ấy đạt được mức thu nhập như trước.
Ông cảm thấy thất vọng và bắt đầu tìm cách bào chữa như tất cả chúng ta khi mắc phải sai lầm. Thị trường chưa sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm của ông. Thời gian gấp rút. Khách hàng thì không có tiền. Do đó, việc kinh doanh rơi vào bế tắc.
Thay vì bỏ cuộc, ông lại đẩy mạnh hành động của mình.
Thay vì gọi 5 cuộc gọi để bán hàng, nay ông gọi 50 cuộc.
Thay vì đăng quảng cáo trên mạng xã hội 2 lần một ngày, nay ông đăng 2 lần một giờ.
Khi công ty đã phát triển, các khách hàng bắt đầu than phiền về tần suất tiếp thị qua e-mail của ông ấy. Ông ấy đã làm gì? Ông quyết định gửi tin nhắn thường xuyên hơn. Vẫn có một số khách hàng chặn tin nhắn, nhưng nhiều người khác thì lại bắt đầu ngưỡng mộ sự nhiệt tình và sức ảnh hưởng của ông.
Ông vẫn giữ ý tưởng kinh doanh, vẫn giữ nguyên thị trường, giữ nguyên phạm vi khách hàng và doanh nghiệp của ông ấy phát triển. Điều duy nhất mà ông thay đổi chính là sự nỗ lực.
Vậy quy tắc 10x có khác gì với khái niệm cố gắng hết sức không?
4 cấp độ của hành động
Theo tác giả, chúng ta đều hoạt động ở 1 trong 4 cấp độ sau:
1. Chẳng làm gì hết. Những người này khá thích tìm lý do.
2. Rút lui. Những người này khi phải đối mặt với những khó khăn thường lùi lại ngay lập tức. Những người ở mức độ này rất hay sợ hãi, thậm chí khi chỉ vừa mới bắt đầu cuộc hành trình đi tìm thành tựu lớn.
3. Hành động bình thường. Bạn chỉ đi làm và chỉ làm đủ phần mình để khỏi bị sa thải.
4. Hành động lớn. Bạn làm việc toàn tâm toàn ý.
Những người ở 2 cấp độ đầu chưa thực sự sẵn sàng để thực hiện những hành động lớn trong cuộc đời họ.
May mắn là, hầu hết tất cả chúng ta đều nằm trong khu vực hành động bình thường và có thể nâng cấp lên mức độ hành động lớn.
Đừng sống hèn hạ.
Trong bản điện tử của cuốn sách, tác giả đã đổi tên một trong những chương của sách, "đừng sống hèn hạ" thay vì "đừng sống như một nạn nhân"
Hãy thành thật vài giây xem.
Sống trong xã hội, chúng ta dần dần lớn lên và giống như loại kẹo marshmallow mềm mại. Chúng ta ngày càng trở nên bất lực, dựa dẫm và hay than vãn.
Điều tôi nói đây là hoàn toàn khách quan. Mọi người cứ nghĩ rằng chắc chắn sẽ chỉ có những điều tốt đẹp xảy ra, nhưng khi sự thật không như vậy thì họ bắt đầu khóc lóc.
Tôi hiểu cảm giác này. Trường hợp của bạn khá là thực tế. Không ai có thể nói rằng họ không gặp trường hợp đó. Nhưng cuối cùng, cuộc sống của bạn là của bạn và bạn phải sống cuộc sống đó. Bạn có 2 lựa chọn: một là hành động, hai là mặc kệ nó.
Đôi lúc tôi thấy bản thân mình thật hối hận, mệt mỏi và yếu đuối, và cảm giác giống như là muốn từ bỏ mọi thứ. Nhưng thâm tâm tôi luôn tự nhủ mình không thể sống hèn hạ như vậy. Tôi tự nhắc nhở bản thân mình rằng mình chỉ có 2 lựa chọn, một là cứ sống y như vậy hoặc hai là hành động để thay đổi. Sau cuộc độc thoại nội tâm đó, tôi luôn luôn chọn lựa chọn thứ hai.
Thay đổi thái độ
"Hãy nghĩ về vấn đề này: điều tệ nhất có thể xảy đến với bạn nếu bạn nếu bạn thử làm mọi thứ mà bạn đã từng sợ hãi là gì?"
Tôi tham gia một cuộc thi với 23 diễn giả khác để giành được một tấm vé phát biểu ở hội nghị TEDx. Tôi tham gia câu lạc bộ Toastmasters chưa đầy 6 tháng. Tôi không có lý do gì để người ta chọn tôi cả. Nhưng tôi nghĩ rằng: "Tại sao không? Điều tệ nhất có thể xảy ra chỉ là họ từ chối tôi thôi. Vậy thôi."
Khi tôi viết cuốn sách này, tôi dành vài ngàn USD để sáng tác nó. Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Tôi mất vài ngàn USD - không phải là một số tiền kinh khủng đối với một kế hoạch lớn. Thêm nữa, tôi không thể bán sách tiêu cực - tôi biết điểm yếu của nó.
Tôi luôn đặt cược những điều nhỏ nhặt này đối với tương lai của mình. Và điều tệ nhất có thể xảy ra chỉ là cảm giác tổn thương và tự ti. Nhưng chúng ta là những sinh vật có cảm xúc, nỗi sợ thất bại và bị từ chối là luôn lấn chiếm chúng ta, và chúng quá lớn so với sức chịu đựng của chúng ta.
Còn bạn thì sao? Thế lực ngầm nào đang đe dọa bạn?
Bạn không cần phải vay tiền ngân hàng để khởi nghiệp.
Bạn không cần đặt gia đình bạn vào tình thế rủi ro để bạn mạo hiểm tìm một nghề nghiệp mới - bạn luôn có thể sử dụng thời gian rảnh của mình.
Thường thì không có một câu trả lời hay cho câu hỏi "Tại sao không?" đúng không? Chỉ có nỗi sợ hãi. Luôn luôn sợ hãi.
Đây là tất cả những gì tôi biết. Nếu bạn thất bại, sẽ không có ai chứng kiến điều đó. Người ta không chú ý đến bạn nhiều như bạn nghĩ đâu. Đồng thời, con người cũng có một khả năng tuyệt vời phục hồi sau thất bại. Hãy nghĩ đến khoảng thời gian mà bạn cảm thấy tồi tệ, bây giờ bạn không còn bận tâm đến nó nữa đúng không?
Tôi thất bại trong rất nhiều thứ. Tôi cảm thấy tồi tệ. Nhưng giờ tôi nghĩ "Trời. Nó vẫn đáng để tôi nỗ lực." Sau đó tôi quên đi và tiếp tục cuộc sống.
Tôi không khác bạn. Tôi chỉ hành động trước khi tôi sẵn sàng - và có một bí mật là bạn không bao giờ thực sự sẵn sàng.
Gấp 10 chất lượng cuộc sống của bạn
Tôi không bao giờ tìm cách phán xét. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Có một thứ được gọi là tầm thường. Bằng cách sử dụng số lượng và phép so sánh thuần tuý, ta có thể thấy được có một vài người luôn đứng ở giữa
Từ kinh nghiệm của mình tôi biết rằng, vị trí ở giữa là một trong những nơi nguy hiểm nhất và dễ rủi ro nhất.
Ai là người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong một cuộc khủng hoảng tài chính? Tầng lớp trung lưu.
Ai là nỗi sợ hãi về sức khỏe và những tiêu cực về tài chính từ việc nghèo đói? Tầng lớp trung lưu.
Ai là người bị "đưa lên thớt" khi một công ty bị thu hẹp? Những người quản lý cấp trung.
Nếu luôn là người thường thường bậc trung, bạn là người dễ bị tác động nhất bởi những khó khăn bất ngờ ập tới.
Từ những cái nhìn khách quan và chủ quan, tôi khuyên bạn nên ưu tiên thoát khỏi "cuộc sống trung bình".
Bạn có thể không đạt được mức thu nhập gấp 10 lần, nhưng bạn có thể gấp 10 lần sự sáng tạo, năng lượng và nỗ lực của bản thân.
Bạn có thể gấp 10 lần tiêu chuẩn của riêng bạn.
Điều quan trọng nhất của quy tắc 10x là không nơi đâu trên vũ trụ này nằm ngoài khả năng của bạn.
Có thể quy tắc 10x này không phải là chìa khóa để bạn có được mọi thứ bạn muốn trong cuộc sống, nhưng nếu bạn đánh giá thấp khả năng của bản thân thì chắc chắn bạn không thể có được thứ bạn muốn.
Bạn không bao giờ được xem thành công chỉ là địa vị, tiền bạc, hoặc là những thứ vật chất đáng giá khác. Sự nỗ lực để thành công của bạn sẽ biến bạn thành một phiên bản tốt hơn phiên bản hiện tại.