Chiến lược "Từ nông trại đến bàn ăn": tạo sức hút với nông nghiệp kiểu mới
Chiến lược "Farm to Fork" (Từ nông trại đến bàn ăn) đang là xu hướng chung của thế giới, hướng tới cân bằng lương thực, thân thiện môi trường và giúp nông dân dễ dàng bán sản phẩm chất lượng đến người dùng cuối. Mô hình này bao gồm mục tiêu giảm thiểu tác động đến môi trường và khí hậu nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh tế công bằng cho nông dân. Thông qua mối quan hệ mua bán trực tiếp của các trang trại cộng đồng, các phiên chợ nông dân, người tiêu dùng được thưởng thức nông sản tươi ngon, và quan trọng hơn cả.
Với mục tiêu trên, mô hình được triển khai ở phạm vi lớn và cần sự tham gia, kết nối của nhiều đơn vị vận hành. Mô hình còn giúp nông dân giảm bớt sự sợ hãi đối với cụm từ "giải cứu nông sản" hằng năm mỗi khi thiếu vắng sự thu mua của thương lái, các chợ đầu mối...
Anh Đỗ Minh Thịnh – Chủ Nông trại Vitamin.
Chia sẻ về sự khác biệt cũng như ưu điểm của cách làm nông nghiệp hiện đại so với mô hình truyền thống, trong tập 3 của Chỉ Dẫn Đỏ với chủ đề "Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn", anh Thịnh cho rằng: "Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn cho biết: "Với thế hệ trước, đầu ra nông sản phụ thuộc nhiều vào các bên trung gian như thương lái, chợ đầu mối, siêu thị… Hiện nay, những người làm nông nghiệp hiện đại có thể tự trồng trọt, sản xuất và bán đến tận tay khách hàng. Mô hình nông nghiệp kiểu mới này sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn so với việc sản xuất hàng loạt. Với mô hình "từ nông trại đến bàn ăn", bản chất cốt lõi là sản xuất ra sản phẩm chất lượng và mang đến tay người tiêu dùng với độ tươi ngon cao nhất có thể, tươi như lúc đang ở trang trại."
Tối ưu hóa mô hình "Từ nông trại đến bàn ăn" nhờ các nền tảng trực tuyến
Theo các chuyên gia, mô hình "Từ nông trại đến bàn ăn" cần phải được triển khai ở quy mô lớn và cần có sự hỗ trợ của nhiều đơn vị. Ở góc độ người nông dân, việc tìm hiểu và tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử để bán hàng được đánh giá là một giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản.
Trước đây, người nông dân chỉ bán hàng theo phương thức truyền thống. Song từ khi dịch Covid bùng nổ, sự khó khăn này đã giúp bán hàng trực tuyến trỗi dậy một cách hiệu quả. Ông Lâm Thế Khải - đại diện phần mềm quản lý bán hàng đa kênh UPOS Việt Nam cho biết: "Mùa dịch vừa qua, đã có nhiều người chốt đơn số lượng lớn nhờ kênh livestream, lợi nhuận của việc bán hàng online sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu bán hàng online của các nhà vườn cũng như các trang trại. Tuy nhiên, khi bán hàng online, chúng ta phải đảm bảo làm sao bán được hàng, làm sao quản lý hàng tồn kho, đơn hàng cũng như cách vận chuyển… Nếu không có những giải pháp này, chúng ta sẽ rất khó xây dựng được mô hình "Từ nông trại đến bàn ăn"."
Theo các khách mời, không có bên nào phụ thuộc quá nhiều vào một bên nào, phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để mục đích cuối cùng là đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí hợp lý.
Ông Khải nói thêm: "Đây là xu thế không chỉ riêng trong năm nay mà kể cả những năm sau. Với sự phát triển của kinh doanh trực tuyến, vai trò của sàn thương mại điện tử, chuyển phát nhanh hay người nông dân đều cân bằng với nhau".
Sáng tạo mô hình chuyển phát nhanh dành riêng cho nông sản và hàng tươi sống
Khi nhắc đến nông sản, không ai khác ngoài nông dân am hiểu chất lượng, các tiêu chuẩn sản phẩm của họ. Tuy nhiên điều gây lo lắng vẫn luôn là sản phẩm làm sao luôn tươi ngon đến tay người dùng. Trao đổi tại buổi chia sẻ ông Phan Bình – Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam cho biết: "Nông sản dễ hư hỏng và biến chất, cách vận chuyển phải ưu tiên thời gian và cách đóng gói làm sao để không ảnh hưởng đến những sản phẩm là một thử thách rất lớn với các đơn vị vận chuyển. Để đáp lại nỗi lo này, tại J&T Express, J&T Fresh (dịch vụ chuyên biệt cho vận chuyển hàng tươi sống) cam kết mang sản phẩm tươi nhất có thể đến cho khách hàng. Chúng tôi có đội ngũ đóng gói có thể hỗ trợ các nhà vườn".
Ông Phan Bình cho biết việc hỗ trợ nền nông nghiệp Việt Nam là bài toán được J&T Express cân nhắc và đặt lên hàng đầu.
"Trong tương lai gần, J&T Express hướng đến việc hỗ trợ nông dân trong việc đóng gói sản phẩm. để đảm bảo độ tươi ngon cho những loại nông sản đòi hỏi sự khắt khe trong quá trình bảo quản, không ai có thể hiểu rõ bằng chính nông dân sản xuất ra nó". – ông Phan Bình cho biết thêm.
Để xem lại buổi thảo luận "Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn" thuộc chuỗi tọa đàm Chỉ Dẫn Đỏ, truy cập trang fanpage chính thức của J&T Express.
Chuỗi tọa đàm Chỉ Dẫn Đỏ là chương trình do thương hiệu J&T Express – Giao hàng Chuyển phát nhanh phối hợp cùng báo điện tử Dân Trí thực hiện. Với 4 kỳ phát sóng liên tục, chương trình sẽ mang đến cái nhìn cặn kẽ và chính xác nhất về những thay đổi, cải tiến cho ngành kinh doanh trực tuyến và chuyển phát nhanh. Từ đó, mang xung lực mới cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. Với nội dung hấp dẫn và tầm ảnh hưởng rộng khắp, chương trình đã thu hút được sự đồng hành chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành như ông Đỗ Minh Thịnh – Chủ Nông trại Vitamin và ông Lâm Thế Khải – Product Manager UPOS.