Trong vài tháng trở lại đây, một số startup thương mại nhanh (quick-commerce) đã xuất hiện tại Đông Nam Á. Những startup này mang đến trải nghiệm giao hàng có thể chỉ trong khoảng thời gian tính bằng phút thay vì các cam kết giao trong ngày.
Theo Tech in Asia, Indonesia đang là quốc gia dẫn đầu xu hướng này. Ví dụ, Astro đã kêu gọi được 60 triệu USD vốn đầu tư trong vòng series B từ Accel, Citius, và Tiger Global hồi tháng 5 năm nay.
Dù vậy, mô hình kinh doanh này cũng đang phát triển ở các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Các công ty như BeepBeep (Singapore), Apricot (Thái Lan), Rino (Việt Nam), và Supah by SariSuki (Philippines) đều gọi được thêm vốn mới trong năm nay.
Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các startup ở mảng thương mại nhanh tập trung vào ngành hàng đồ tươi sống. Các “tay chơi” cũ ở mảng giao đồ tươi sống trực tuyến cũng bắt đầu chú ý đến xu hướng mới.
Công ty giao đồ tươi sống trực tuyến HappyFresh mới đây đã gia mặt một dịch vụ có tên HappyFresh Supermarket ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Dịch vụ này sử dụng mô hình kinh doanh tương tự các công ty giao hàng nhanh bằng cách xây niều kho hàng với độ phủ tại nhiều khu vực để có thể đưa ra cam kết giao hàng trong vòng 30 phút.
Các “ông lớn” TMĐT khác cũng không muốn bị bỏ lại phía sau. Grab (thông qua GrabMart Kilat), Foodpanda (thông qua Pandamart), và Tokopedia (thông qua Tokopedia Now) đầu đang cung cấp các dịch vụ giao đồ tươi sống ngay lập tức.
Đáng chú ý, ngay cả các công ty như Traveloka cũng đang khai thác mảng giao đồ tươi sống. Dĩ nhiên, Traveloka không cung cấp sản phẩm của riêng mình mà thay vào đó vận hành một dịch vụ giao hàng của bên thứ ba để hợp tác với các siêu thị. Mô hình này tương tự dịch vụ GoMart của Gojek và Loship tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các công ty logistics bên thứ 3 cũng đóng vai trò quan trọng ở mảng này. GoSend, Grab Express và Shopee Express hiện đều cung cấp các dịch vụ giao hàng nhanh. Điều này giúp các nhà bán hàng có thể đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh đến khách hàng dễ dàng hơn.
Chặng đường dài phía trước
Hiện tại, phần lớn công ty thương mại nhanh ở Đông Nam Á tập trung vào mảng đồ tươi sống và các sản phẩm thiết yếu hàng ngày. Các công ty này thường có xu hướng chỉ hoạt động tại một khu vực địa lý cụ thể nào đó.
Ví dụ, Dropezy hiện tại đang tập trung vào khu vực Jakarta. Startup này xây dựng các “dark store” (nhà kho chỉ để phục vụ mục đích giao hàng) với khách hàng nằm trong bán kính 2 km – 3 km. Đây là yếu tố cốt yếu để các startup thương mại nhanh có thể giao hàng trong vòng 15 phút.
Lúc này, mảng giao hàng nhanh vẫn còn non trẻ ở Đông Nam Á. Mặc dù xu hướng vốn đầu tư là khá tích cực, vẫn có nhiều hoài nghi cho các công ty hoạt động ở mảng này, nhất là khi các công ty tương tự ở các thị trường khác đang gặp khó khăn.
Dù vậy, khi nhìn vào tiềm năng của thị trường đồ tươi sống trực tuyến, cũng có thể thấy được phần nào lý do tại sao các startup ở mảng lại nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
e-Conomy SEA 2021 của Google và Temasek. Ở các thị trường như Mỹ hay Trung Quốc, tỷ lệ này là trên dưới 10%.
Có lẽ thách thức lớn nhất đối với các công ty thương mại nhanh là sự thống trị của các công ty bán lẻ truyền thống. Ở Indonesia, các công ty như Indomaret (18.000 cửa hàng tính đến năm 2020) và Alfamart (gần 15.000 cửa hàng) có hiện diện ở phần lớn các khu vực đông dân cư. Cả 2 công ty này đều cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh.