Dinh dưỡng

Capybara có chứa virus dại không?

Tóm tắt:
  • Capybara là động vật có vú máu nóng, có thể chứa virus dại và truyền sang người qua cắn, cào, liếm.
  • Nên tiêm phòng vaccine dại cho trẻ để phòng ngừa, không để con vật cào, cắn, liếm.
  • Việt Nam có vaccine dại Verorab và Abhayrab, phác đồ tiêm gồm nhiều mũi tùy tình trạng tiếp xúc.
  • Khi bị cắn, cào, cần rửa sạch, sát khuẩn vết thương và đến cơ sở y tế tiêm vaccine, huyết thanh phù hợp.
  • Bệnh dại nguy hiểm, tỷ lệ tử vong gần 100%, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ngoài phòng ngừa vaccine.

Trả lời:

Capybara còn gọi là chuột lang, thuộc họ chuột, có vú máu nóng. Theo CDC Mỹ, bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể chứa virus dại. Dù các loại gặm nhấm nhỏ như sóc chuột, chuột cống, chuột hamster, chuột nhắt và chuột lang chưa ghi nhận lây truyền bệnh dại sang người, song chúng có thể tiềm ẩn virus dại. Con người có thể nhiễm virus dại nếu bị con vật cào, cắn, liếm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tiêm ngừa dại cho con và không nên để con vật cào, cắn, liếm.

Hiện Việt Nam có hai loại vaccine dại gồm Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Trường hợp bị cắn cào, nếu chưa chủng ngừa trước đó, phác đồ gồm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28, có thể chỉ định dùng thêm huyết thanh kháng dại nếu vết thương sâu, chảy máu. Con vật cần được theo dõi trong 10 ngày, nếu khỏe mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng tiêm mũi dại tiếp theo. Khi đã tiêm đủ mũi vaccine dại, trường hợp tiếp tục bị cào, cắn lần sau chỉ cần tiêm thêm hai mũi mà không cần tiêm huyết thanh.

Có thể tiêm dự phòng vaccine dại trước khi bị cào, cắn, không cần chờ lúc bị phơi nhiễm. Điều này mang lại nhiều lợi ích: tiêm ba mũi vào các ngày 0-7-21 hoặc 0-7-28. Nếu bị cào, cắn, chỉ cần tiêm thêm hai mũi, không cần bổ sung huyết thanh kháng dại dù vết thương nặng.

Capybara cũng là động vật có vú máu nóng chứa virus dại, truyền sang người qua vết cắn, cào. Ảnh: Khương Nguyễn

Capybara cũng là động vật có vú máu nóng chứa virus dại, truyền sang người qua vết cắn, cào. Ảnh: Khương Nguyễn

Dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại truyền động vật sang người, tỷ lệ tử vong gần 100% khi lên cơn dại. Bệnh có các triệu chứng như đau đầu, sốt, mệt mỏi, giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, liệt cơ hô hấp. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại sau khi bị cắn, cào, liếm là cách phòng ngừa hiệu quả. Vaccine có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch và tạo ra các kháng thể nhận diện virus và tiêu diệt chúng, bảo vệ cơ thể.

Khi bị động vật cắn, cào, cách xử trí đúng để ngăn bệnh dại gồm: rửa sạch vết thương dưới vòi nước trong 15 phút nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus dại tại vết cắn, cào; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn iốt hoặc cồn 45-70 độ.

Người bị cào, cắn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí vết thương, tiêm vaccine dại và huyết thanh kháng dại phù hợp. Vết thương không cần băng bó hoặc điều trị dại theo mẹo dân gian do sẽ tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh dễ dàng hơn.


Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Toan tính của Mỹ và Trung Quốc trước cuộc "phá băng" thương mại

Cuộc gặp sơ bộ giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra trong bối cảnh hai bên chưa nhượng bộ trong cuộc chiến thuế quan. Trong khi ông Trump tin vào sức ép từ thuế nhập khẩu cao thì Trung Quốc cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó lâu dài.

6 chủ đầu tư giải ngân 0 đồng

Dù gặp nhiều thuận lợi song đến nay giải ngân vốn đầu tư công ở Đắk Nông đạt thấp. Đến nay có đến 6 chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư công ở mức 0 đồng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.