Vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và trên toàn cầu. Chia sẻ tại Hội thảo Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, do Viện Chiến lược ngân hàng tổ chức cuối tháng 7, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết quy mô tín dụng tiêu dùng toàn cầu đạt 11.000 tỷ USD trong năm 2023 và sẽ đạt 15.000 tỷ USD trong 5 năm tới. Tại Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng phục vụ đời sống, tiêu dùng đạt 2,8 triệu tỷ đồng, bằng 20% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Phần lớn đối tượng tìm đến tín dụng tiêu dùng là người có thu nhập thấp hoặc trung bình, không có tài sản đảm bảo. Theo các chuyên gia, điều này dẫn đến lãi suất cao hơn, đi kèm rủi ro về nợ xấu.
Do đó, khi có ý định đăng ký, người vay cần cân nhắc nhiều yếu tố. Đầu tiên là lựa chọn gói vay phù hợp với tài chính cá nhân. Tiêu chí để đăng ký vay là phải đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn để tránh các khoản phí phát sinh, phí phạt và nợ xấu. Để chọn hạn mức phù hợp, người dùng cần căn cứ vào thu nhập cá nhân, sự ổn định của dòng tiền.
Với các gói vay lớn cần phải xem xét thêm tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. Thu nhập hàng tháng, sau khi trừ đi các khoản chi phí bắt buộc (ăn uống, đi lại, học phí, thuê nhà, điện nước, Internet...), mức thanh toán khoản vay không nên quá 50% số tiền còn dư.
Chẳng hạn, anh Hoàng Minh Quân, 27 tuổi, quận Tân Bình, là người thường xuyên sử dụng vay tiêu dùng cho mục đích mua sắm các đồ dùng cần thiết. 5 năm qua, kể từ lúc ra trường, anh luôn tuân thủ quy tắc để đảm bảo an toàn tài chính khi vay. Thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản phí cố định là 10 triệu đồng, anh còn dư 5 triệu. Các gói vay của nam nhân viên văn phòng luôn đảm bảo trả không quá 2,5 triệu mỗi tháng. "Nếu muốn vay 40 triệu đồng, với mức lãi suất trung bình 20% mỗi năm, tôi có thể chọn trả góp trong 24 tháng. Trung bình mỗi tháng hơn 2,2 triệu đồng", anh Quân nói và cho biết quy tắc này giúp đảm bảo số tiền còn lại đủ để xử lý khi gặp các vấn đề phát sinh.
Người có lịch sử tín dụng tốt, thu nhập ổn định hoặc có các tài sản đảm bảo sẽ dễ được duyệt hạn mức cao với lãi suất ưu đãi hơn. Ngoài ra, với người vay giá trị dưới 100 triệu, quá trình tiếp cận, xét duyệt sẽ diễn ra cởi mở hơn, không cần nhiều giấy từ, thủ tục phức tạp. Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 7 không yêu cầu phải người dân phải có thông tin về phương án sử dụng vốn khả thi đối với các khoản vay nhỏ có giá trị dưới 100 triệu đồng. Điều này góp phần giúp người dân thuận tiện hơn khi tiếp cận vốn.
Để có khoản vay an toàn, hiệu quả, người dùng cân nhắc lựa chọn tổ chức tài chính phù hợp dựa trên tên tuổi, quy mô, các chính sách hỗ trợ. Hiện tại ở Việt Nam có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trên toàn quốc.
Một trong những vấn đề người dùng thường gặp là không nắm rõ các loại phí khác nhau, dẫn đến những rắc rối tài chính không muốn. Theo chuyên gia, việc nắm rõ sẽ giúp tránh được các bẫy về chi phí ẩn, vấn đề pháp lý phát sinh. Hiện tại, với khoản vay tiêu dùng, các khoản thường gặp là phí thẩm định hồ sơ, lãi suất, bảo hiểm, phí quản lý theo tháng hoặc năm, phí trễ hạn và thanh toán trước hạn. Người dùng cần nắm hết các điều khoản, định mức của các loại phí này để có kế hoạch chi tiêu, trả nợ phù hợp.
Để tránh tình trạng quên đến hạn thanh toán hoặc không nắm rõ các khoản phí, nhiều tổ chức tín dụng lớn tại Việt Nam nỗ lực cải tiến, đưa mọi khâu lên nền tảng số. Quá trình này được đánh giá giúp rút gọn, giảm thời gian thao tác, mang lại trải nghiệm thuận tiện, đơn giản hơn cho người dùng.
Nổi bật trên thị trường vay tiêu dùng hiện nay là Home Credit. Đơn vị này gia nhập thị trường Việt Nam từ 2008, sở hữu đội ngũ hơn 6.000 nhân viên, 16.000 điểm giao dịch và hơn 16 triệu khách hàng trên cả nước.
Doanh nghiệp tiên phong trong phát triển các loại hình sản phẩm khác nhau như vay tiền mặt, trả góp xe máy, điện tử - điện máy, mua trước trả sau - Home PayLater với hạn mức và lãi suất linh hoạt. Home Credit sẽ tư vấn gói và chương trình trả phù hợp với từng cá nhân. Đơn vị cũng đồng hành cùng cộng đồng trong nhiều hoạt động phổ cập kiến thức tài chính, giúp người dùng tự tin hơn trong các quyết định liên quan đến tiền.
Với định hướng doanh nghiệp tài chính số, Home Credit cũng đi đầu trong số hóa quy trình. Đơn vị phát triển app Home Credit trên di động với đa dạng các tính năng. Trong đó, app sẽ tự nhắc hẹn, theo dõi tiến độ thanh toán. Các thông tin hợp đồng, mọi khoản phí liên quan được lưu lại để người dùng theo dõi. App cũng liên kết với nhiều nền tảng khác nhau giúp người dùng thanh toán trực tuyến, không cần đến các điểm giao dịch như trước. Ngoài ra, khi có thắc mắc liên quan đến khoản vay, người dùng ngoài liên lạc với tổng đài viên còn có thể hỏi trực tiếp với chatbot tự động trên app.
Đại diện Home Credit cho biết chiến lược của đơn vị là phổ cập kiến thức tài chính và tài chính số đến cộng đồng. "Các quy trình được chúng tôi xây dựng tuân theo chuẩn mực, rõ ràng và dựa trên sự tôn trọng. Chúng tôi sẽ giải thích cụ thể cho khách hàng biết cần trả bao nhiêu, hình thức chi trả, hoạch định tài chính cá nhân, nhằm hỗ trợ họ một cách kịp thời", đại diện doanh nghiệp nói.
Ngoài ra, để hỗ trợ tạo ra các gói vay hiệu quả, các tổ chức như Home Credit áp dụng quy trình thẩm định nghiêm ngặt để đảm bảo người vay có đủ khả năng thanh toán. Cách thức là thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đưa ra quyết định cho vay một cách thận trọng.