Mục tiêu này của các nhà giả kim được đưa ra khi họ tin rằng một quy trình huyền bí hoặc hỗn hợp hóa học phù hợp có thể biến đổi kim loại cơ bản thành kim loại quý. Mặc dù những nỗ lực trước đây chưa bao giờ thành công, giấc mơ này giờ đây đã gần hơn với thực tế nhờ vào những tiến bộ trong lĩnh vực vật lý hiện đại.

Mặc dù đã có thể biến chì thành vàng nhưng thành tích mà các nhà khoa học đạt được khó có thể áp dụng vào cuộc sống.
Chìa khóa cho thành công nằm ở việc hiểu cấu trúc nguyên tử. Sự khác biệt giữa một nguyên tử chì và một nguyên tử vàng chỉ là ba proton: chì có 82 proton, trong khi vàng có 79 proton. Về lý thuyết, nếu tách ba proton khỏi hạt nhân chì, chúng ta sẽ có vàng. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là các proton được liên kết chặt chẽ bên trong hạt nhân bởi lực hạt nhân - một trong những lực mạnh nhất trong tự nhiên.
Theo một bài viết trên The Conversation, các nhà khoa học tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã có thể tìm ra chìa khóa biến chì thành vàng khi thực hiện các thí nghiệm với Máy va chạm Hadron lớn (LHC). Trong quá trình thử nghiệm, họ phát hiện rằng các nguyên tử chì dường như phát ra đủ proton để có thể biến thành vàng.
Nhóm nghiên cứu đã tăng tốc các chùm hạt nhân chì đến gần tốc độ ánh sáng và cho chúng va chạm với nhau. Khi các hạt nhân này chỉ lướt qua nhau mà không va chạm trực tiếp, các trường điện mạnh của chúng tương tác, có thể tạo ra rung động đủ mạnh để làm phát ra proton. Nếu đúng ba proton bị loại bỏ, chì sẽ trở thành vàng. Mặc dù không thể quan sát trực tiếp các hạt nhân vàng, các nhà khoa học đã sử dụng các máy dò đặc biệt gọi là nhiệt lượng kế không độ để đếm số lượng proton bị đánh bật ra, từ đó tính toán số lượng nguyên tử vàng được tạo ra.
Dựa trên các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu ước tính rằng khoảng 89.000 hạt nhân vàng được tạo ra mỗi giây. Tuy nhiên, mọi người cũng đừng quá phấn khích. Những nguyên tử vàng này rất nhỏ, tồn tại trong thời gian ngắn và hoàn toàn vô dụng cho thương mại. Tổng lượng vàng được tạo ra chỉ là vài phần nghìn tỷ gam. Hơn nữa, những nguyên tử này không ở lại trong chùm tia va chạm mà nhanh chóng va chạm vào thành máy, làm yếu chùm tia theo thời gian. Điều này có nghĩa là vàng cuối cùng sẽ trở lại thành chì.
Vì vậy đối với các nhà vật lý, sự chuyển đổi này vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn hơn, nhưng để biến mọi thứ thành cuộc sống sẽ rất khó xảy ra.