Chứng khoán

Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch từ 22-26/8, VN-Index đứng ở mức 1.282,57 điểm, tương ứng tăng 13,39 điểm (1,06%) so với tuần trước. Tương tự, HNX-Index tăng 1,56 điểm (0,52%) lên 299,5 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 92,88 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 17.974 tỷ đồng/phiên, giảm 1,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 2% và đạt 16.044 tỷ đồng.

Điểm tích cực của thị trường trong tuần tuần giao dịch vừa qua là nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mua ròng trở lại sau chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp. Trong khi đó, cả tổ chức trong nước lẫn khối ngoại đều giao dịch theo chiều hướng tiêu cực trở lại.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 3.213 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần giao dịch từ 22-26/8, đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất kể từ thời điểm giữa tháng 3.

Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC - Ảnh 1.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Các cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã MSB với giá trị lên đến 670 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VSC cũng được mua ròng mạnh với 550 tỷ đồng. MWG và HPG được mua ròng lần lượt 296 tỷ đồng và 194 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VNM bị bán ròng mạnh nhất với 481 tỷ đồng. PVD, MSN và SHB đều có giá trị bán ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước là trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp khi bán ròng trở lại 2.938 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 2.354 tỷ đồng.

Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC - Ảnh 2.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

MSB đứng đầu danh sách bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) với 668 tỷ đồng. VSC và MWG bị bán ròng lần lượt 551 tỷ đồng và 137 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã DPM nhưng giá trị chỉ hơn 50 tỷ đồng. VHC và REE đều bị bán ròng trên 40 tỷ đồng.

Khối tự doanh chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp trên HoSE bằng việc bán ròng trở lại 585 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 17 triệu cổ phiếu, trong đó, dòng vốn này bán ròng 421 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.

Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 3.200 tỷ đồng trong tuần 22-26/8, đột biến tại MSB và VSC - Ảnh 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh nhất mã MWG với 158 tỷ đồng. MSN và GAS đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 77 tỷ đồng và 76 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VPB được mua ròng mạnh nhất với 77 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND và E1VFVN30 đều được mua ròng trên 50 tỷ đồng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thanh tra "sờ gáy" dự án ven sông hơn 16 năm chưa giải phóng xong mặt bằng

Dự án Khu đô thị mới ven sông Hạc (TP Thanh Hoá) được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa thể giải phóng xong mặt bằng. Việc chậm hoàn thành giải phóng mặt bằng để triển khai dự án ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực dự án trong suốt nhiều năm qua, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Dự án Vịnh Hòa Emerald Bay Resort lần thứ 3 được điều chỉnh

Dự án Vịnh Hòa Emerald Bay Resort của Công ty TNHH Nghỉ dưỡng Quốc tế Vịnh Hòa Emerald Bay được tỉnh Phú Yên điều chỉnh quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện. Đây là lần điều chỉnh thứ 3 kể từ khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2017.

Biệt thự 600 m2 hướng biển, ngắm trọn hoàng hôn yên bình

Nằm trên sườn đồi của hòn đảo Mykonos, Hy Lạp, căn biệt thự rộng 600 m2 có tầm nhìn thẳng ra biển và hoàng hôn. Điểm mấu chốt làm nên nét đặc trưng của ngôi nhà là bảng màu các vật liệu truyền thống như vôi, đá và gỗ được thiết kế một cách đồng điệu.

Những dự án kinh doanh có tác động tốt với môi trường lên ngôi ở cuộc thi khởi nghiệp Startup Wheel 2022

Benkon - startup công nghệ xanh cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý điều hòa dành cho doanh nghiệp, đã lên ngôi vô địch Startup Wheel 2022; giải ba thuộc về Wiibike – startup sản xuất xe đạp điện trợ lực, không gây ô nhiễm môi trường. Top 5 Bảng quốc tế cũng có rất nhiều dự án tác động đến môi trường và xã hội.

Mỹ có thể tăng tiếp lãi suất vào tháng 9

Tại hội nghị ngân hàng trung ương ở Jackson Hole (Mỹ) ngày 26-8, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell có bài phát biểu vỏn vẹn 8 phút với thông điệp chính: cơ quan này sẽ không từ bỏ kiềm chế lạm phát để đổi lấy tăng trưởng.

Co-Founder Geniebook: Chúng tôi muốn góp phần đào tạo nên thế hệ tiên phong Việt Nam

Vào tháng 10/2021, Geniebook đã kêu gọi thành công 16,6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A và đó chính là nền tảng để họ tự tin hơn khi scale-up ra khu vực Đông Nam Á. Trong tất cả, ông Neo Zhizhong, Co-founder của Geniebook rất kỳ vọng vào thị trường Việt Nam – với mục tiêu thu hút 1 triệu học sinh trong vòng 5 năm tới.

Đằng sau việc Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết

Theo VIMC, tồn tại trên BCTC của Cảng Hải Phòng kéo dài trong nhiều năm bởi nguyên nhân khách quan do chưa có ý kiến chỉ đạo từ các bộ, ngành, Chính phủ và đây cũng là vướng mắc dẫn đến việc quyết toán vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng đến nay chưa xong.