Phong cách sống

Bước sang tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng chỉ cần không biếu tặng ai, không nhận quà cáp thì tự khắc Tết sẽ vui vẻ, nhẹ nhàng

Tết Nguyên đán là dịp lễ truyền thống mang ý nghĩa quan trọng đối với người dân Việt Nam. Đây là khoảng thời gian để mọi người sum họp bên gia đình, bạn bè và người thân yêu, chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ và ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một năm làm việc mệt mỏi.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho Tết cũng có thể đem đến áp lực và căng thẳng không nhỏ. Những công việc như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm nhu yếu phẩm, chuẩn bị bánh kẹo, trang trí nhà cửa, và lên kế hoạch cho các buổi tiệc tùng đôi khi khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi. Áp lực để tổ chức một cái Tết hoàn hảo, đủ đầy và ý nghĩa có thể làm mất đi không khí vui tươi vốn có.

Bước sang tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng chỉ cần không biếu tặng ai, không nhận quà cáp thì tự khắc Tết sẽ vui vẻ, nhẹ nhàng- Ảnh 1.

Tết Nguyên đán cũng là thời điểm mà nhiều người nhận được tiền lương thưởng - khoản thu nhập mà họ mong đợi suốt cả năm. Tuy nhiên, với những nghĩa vụ và phong tục truyền thống đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn như mua sắm, sửa sang nhà cửa, lì xì và chuẩn bị mâm cỗ Tết, không ít người cảm thấy gánh nặng tài chính.

Họ phải cắn răng chấp nhận việc chi tiêu không hề nhỏ cho Tết, dẫn đến cảm giác áp lực thay vì háo hức, mong chờ như trước kia. Điều này khiến bản chất và ý nghĩa của Tết - là thời gian đoàn viên, sum vầy và nghỉ ngơi sau một năm dài làm việc vất vả - phần nào bị lu mờ bởi lo lắng về mặt tài chính.

Nhưng nếu để ý thật kỹ thì những khoản mua sắm, ăn uống, trang trí nhà cửa không tiêu tốn quá nhiều chi phí. Một trong những khoản tốn kém khá nhiều mà hầu hết mọi người đều khó mà né tránh đó là các khoản biếu xén, tặng quà Tết.

Tôi năm nay 40 tuổi, bắt đầu đi làm và tự chủ kinh tế từ năm 24 tuổi, kể từ đó thậm chí ngay cả khi còn độc thân chưa lập gia đình tôi đã nhận ra rằng áp lực kinh tế mỗi dịp Tết đến Xuân về với người trưởng thành là không hề nhỏ.

Hầu như năm nào cũng như năm nào, khoản lương thưởng Tết là khoản tiền kha khá mà nhiều người làm công ăn lương mong chờ nhất trong năm thế nhưng cũng là khoản dễ không cánh mà bay nhất. Chỉ cần tiền về túi thì cũng có hàng loạt kế hoạch chi tiêu sẽ dắt tay số tiền đó đi nhanh như cắt.

Thế là dần dần, tôi sợ Tết.

Cho đến năm 35 tuổi, tôi chợt nhận ra rằng thật ra mua cũng có tiêu pha cái gì đâu mà cứ Tết đến lại phải chi tiêu nhiều đến thế. Tôi quyết định đặt bút xuống ghi chép và nhận ra rằng tuy rằng không phải năm nào cũng như năm nào, nhưng nhìn chung, việc chi tiêu Tết sẽ chia vào 3 khoản chính: Khoản chi cho gia đình; Khoản chi cho bản thân; Khoản biếu tặng.

Sau khi đã tiết kiệm cố định 20% thu nhập Tết, các khoản chi còn lại thường sẽ như sau.

- Khoản chi cho gia chi cho gia đình thường chiếm khoảng 30% thu nhập Tết.

- Khoản chi cho bản thân chỉ chiếm khoảng 10% thu nhập Tết.

- Khoản biếu tặng chiếm khoảng 40% thu nhập Tết.

Lấy ví dụ cụ thể, nếu như thu nhập Tết của gia đình là 50 triệu thì chỉ tiết kiệm được 10 triệu, chi cho cả nhà chỉ với 15 triệu bao gồm thực phẩm Tết, quần áo, du xuân, lì xì... Thế nhưng riêng khoản biếu tặng đã lên đến 20 triệu.

Bước sang tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng chỉ cần không biếu tặng ai, không nhận quà cáp thì tự khắc Tết sẽ vui vẻ, nhẹ nhàng- Ảnh 2.

Khoản biếu tặng này thường sẽ cụ thể như sau:

1. Biếu bố mẹ chồng: 5 triệu đồng

2. Biếu bố mẹ vợ: 5 triệu đồng

3. Các mối quan hệ ngoại giao khác: 10 triệu đồng

Sau đó vì lý do đặc biệt mà cả 2 vợ chồng tôi đều không còn đi làm công ăn lương nữa mà tự kinh doanh, buôn bán tại nhà. Thu nhập Tết cũng tăng lên khá nhiều nhưng tôi quyết định cắt bỏ tất cả các khoản biếu xén, quà cáp kể cả với bố mẹ hay các mối quan hệ ngoại giao.

Bước sang tuổi trung niên, tôi nhận ra rằng chỉ cần không biếu tặng ai, không nhận quà cáp thì tự khắc Tết sẽ vui vẻ, nhẹ nhàng- Ảnh 3.

Thay vào đó, tôi chỉ tặng một số đồ handmade tự làm như bánh kẹo, mứt, đồ sấy khô... nhưng tất cả đều được làm rất cẩn thận và chỉn chu rồi mang đi biếu tặng. Những món đồ này về giá trị vật chất không đáng là bao nhưng lại mang ý nghĩa lớn, gần gũi và không gây áp lực cho người nhận.

Ngoài ra, chính gia đình tôi cũng từ chối mọi món quà có giá trị cao từ người khác, khi mình không nhận thì cũng không cần phải nặng nề chuyện đáp lễ với người ta.

Kể từ đó, thay vì tiết kiệm được 20% thu nhập Tết thì tôi hoàn toàn có thể cất đi 30%, thậm chí 40% thu nhập Tết để có thể lo liệu cho những việc quan trọng hơn.

Điều bất ngờ là bỗng nhiên Tết đến vui vẻ hơn rất nhiều. Tôi không phải đau đầu suy nghĩ quà cáp cho mọi người thế nào mà thay vào đó là những lúc mấy mẹ con tất bật trong bếp nướng bánh, gói kẹo để mang đi biếu tặng.

Không áp lực khoản chi khá lớn cho biếu xen, không nặng nề việc biếu thế này ít hay biếu thế kia nhiều. Bỗng nhiên từ đó, Tết đến tôi thấy hân hoan, háo hức hơn hẳn, dù đúng là có bận bịu hơn 1 chút nhưng thật sự đây mới là cảm giác Tết về mà tôi và gia đình mình mong muốn nhất.

Tất nhiên, mỗi người, mỗi nhà, mỗi gia đình đều có quan điểm chi tiêu Tết khác nhau nhưng nhìn chung, để giảm bớt căng thẳng trong dịp Tết, mọi người có thể chia sẻ công việc với nhau, lên kế hoạch cụ thể từ trước, và quan trọng nhất là giữ tinh thần thoải mái, không quá ám ảnh với việc phải hoàn hảo.

Cuối cùng, việc hiểu rõ ý nghĩa của Tết là để hưởng thụ, tái kết nối với người thân và tận hưởng cuộc sống, sẽ giúp mọi người cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn trong dịp lễ này.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm