Sức khỏe

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ gần 600 loại sữa giả tuồn ra thị trường?

Tóm tắt:
  • Bộ Y tế khẳng định doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý và an toàn thực phẩm của sản phẩm đã công bố.
  • Gần 600 loại sữa giả của hai công ty không chứa các thành phần được quảng cáo, chất lượng dưới 70% so với công bố.
  • Việc tự công bố sản phẩm giúp thủ tục hành chính thuận lợi nhưng doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
  • UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước chính phủ.
  • Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an xử lý vụ sản xuất sữa giả và yêu cầu rà soát công bố, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm các sản phẩm liên quan.

'Gần như không kiểm nghiệm toàn bộ dưỡng chất trong sữa'

Trong gần 600 loại sữa giả của Công ty Dược dinh dưỡng Hacofood và Dược quốc tế Rance Pharma, có nhiều sản phẩm được ghi nhãn là sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt như sữa Sure IQ Gludiabet, sữa Sure IQ sure gold, hay sản phẩm dinh dưỡng như Sữa Kid baby talacmum (cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi), IQ Grow Talacmum dành cho trẻ từ 1-15 tuổi, Gain Talacmum…; thực phẩm bổ sung Talacmum for mum…

Theo cơ quan Công an, thành phần một số loại sữa được công bố là chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột quả óc chó, song trên thực tế không hề có những chất này.

Để đánh lừa người dùng, các công ty trên đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm các chất phụ gia khác. Công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố - đủ căn cứ xác định là hàng giả.

Bộ Y tế lý giải thích vì sao trao quyền công bố sản phẩm cho doanh nghiệp

Liên quan thông tin đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả trên, nhiều người dân quan tâm đến việc tại sao có thể xảy ra việc "công bố một đằng, sản xuất một nẻo" với số lượng lớn, doanh thu lên tới 500 tỷ đồng? Trách nhiệm quản lý của các cơ quan ra sao khi để các sản phẩm bị làm giả được đưa ra thị trường trong 4 năm qua mà không được kiểm soát chất lượng sau khi đóng gói?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 15/4 cho biết, việc công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018 của Chính phủ.

Theo đó, đa số các thực phẩm được tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn thì phải được đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan Nhà nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Theo quy định của Nghị định 15, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi…

Trong hồ sơ đăng ký bản công bố, cần có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố…

Cục An toàn thực phẩm cho biết, theo quy định của Nghị định 15, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm “tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi”.

Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh việc trao quyền công bố sản phẩm cho các doanh nghiệp để tạo thông thoáng trong thủ tục hành chính. Tuy nhiên, đơn vị này lưu ý rằng: Khi công bố doanh nghiệp phải "cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATTP và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố".

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, quy định này nhằm gắn trách nhiệm trong tuân thủ các điều kiện đảm bảo ATTP và chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Bộ Y tế nhìn nhận chính sách tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm là "chính sách tiên tiến", tiệm cận với phương thức quản lý thực phẩm của các nước phát triển trên thế giới. 

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng dẫn nội dung trong Nghị định 15 quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đối với việc quản lý các nhóm thực phẩm cụ thể và trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Trong đó, UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ATTP trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ATTP tại địa phương; tổ chức xử lý vi phạm pháp luật về ATTP theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

Liên quan đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả, Bộ Y tế cho biết tiếp tục phối hợp với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sản xuất sữa giả

Bộ Y tế yêu cầu rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sản xuất sữa giả

Bộ Y tế yêu cầu, nếu các công ty trong đường dây sản xuất sữa giả có công bố sản phẩm tại địa phương, cần cung cấp thông tin về số lượng, tên từng sản phẩm; rà soát việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Chuyên gia y tế xuất hiện ở clip quảng cáo công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Chuyên gia y tế xuất hiện ở clip quảng cáo công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả

Một số chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ đã xuất hiện trong các clip quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm và công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả.
Gần 600 loại sữa giả tuồn ra thị trường, người đã sử dụng gặp nguy hại nào?

Gần 600 loại sữa giả tuồn ra thị trường, người đã sử dụng gặp nguy hại nào?

Vụ việc gần 600 loại sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai vừa bị cơ quan Công an phát hiện khiến người tiêu dùng lo lắng.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.

Thương hiệu thiết bị làm đẹp cao cấp GEMO từ Thụy Sĩ chính thức ra mắt tại Việt Nam

GEMO, thương hiệu thiết bị làm đẹp cao cấp đến từ Thụy Sĩ, chính thức ra mắt thị trường Việt Nam thông qua sự kiện “Timeless Beauty” được tổ chức tại Crescent Mall, Quận 7, TP.HCM. Sự kiện cũng đồng thời đánh dấu cột mốc khai trương cửa hàng thứ hai của GEMO tại Việt Nam, sau sự hiện diện đầu tiên tại trung tâm thương mại Takashimaya.

Techcombank cùng doanh nghiệp đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cùng EuroCham tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở tiềm năng Việt Nam . Đây là dịp để các chuyên gia và doanh nghiệp thảo luận về những thách thức và cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như đưa ra những giải pháp tài chính hiệu quả.

Tin xem nhiều